【lich tttt】Trung Quốc: Doanh nghiệp nhà nước trì trệ đè nặng tham vọng tăng trưởng

时间:2025-01-09 10:56:25 来源:88Point

Trung Quốc : Doanh nghiệp nhà nước trì trệ đè nặng tham vọng tăng trưởng

Quang cảnh một nhà máy bỏ hoang của doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc. Ảnh Getty Images.

Còn được gọi là những công ty “xác sống- zombie”,ốcDoanhnghiệpnhànướctrìtrệđènặngthamvọngtăngtrưởlich tttt hoạt động không hiệu quả của khối doanh nghiệp này đang là những vật cản nặng nề đối với mục tiêu đầy tham vọng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.

Jianguang Shen, Kinh tế trưởng chuyên về Châu Á của Mizuho Securities Asia cho biết: Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, nợ nần, khủng hoảng thừa và công ty “xác sống”’ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đối với các công ty tư nhân trong những ngành công nghiệp đang đối mặt với tình trạng dư cung, chỉ sau vài năm thua lỗ, họ sẽ bắt buộc phải đóng cửa. Nhưng đối với các doanh nghiệp nhà nước, câu chuyện sẽ không diễn ra như vậy, do các doanh nghiệp nhà nước vẫn nhận được sự “hậu thuấn” từ phía chính phủ và ngân hàng.

Những người khổng lồ trì trệ

Trung Quốc đang nỗ lực lèo lái nền kinh tế thoát khỏi tình trạng phụ thuộc nặng nề vào ngành công nghiệp nặng và xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc đều tập trung trong lĩnh vực công nghiệp nặng, như thép, than, đóng tàu và máy móc gắn liền với mô hình tăng trưởng đã lỗi thời.

Những “người khổng lồ trì trệ” này đều không có khả năng thích ứng cao với mô hình tăng trưởng tập trung vào dich vụ như y tế, công nghệ, giáo dục và giải trí. Đây là những lĩnh vực đang tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất của nền kinh tế Trung Quốc.

Theo số liệu do công ty dữ liệu tài chính Wind Information tổng hợp, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước niêm yết đạt 30 tỷ nhân dân tệ trong năm 2014. Con số thực tế có thể cao hơn do khối lượng lớn trợ cấp chảy vào các doanh nghiệp chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng các ưu đãi khác, như vay vốn giá rẻ, giảm tiền sử dụng đất, nước và điện.

Các nhà chức trách đã cam kết một cuộc đại tu đối với lĩnh vực nhà nước. “Chúng ta phải tập trung quyết tâm và phải bắt tay vào thực hiện. Đối với các công ty xác sống với tình trạng dư cung nghiêm trọng, chúng ta phải xử lý triệt để”, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã nói với các cố vấn kinh tế vào tháng 12.

Bộ trưởng nguồn nhân lực và an sinh xã hội Yin Weimin đầu tuần vừa qua cho biết, Trung Quốc sẽ cắt giảm 1,3 triệu việc làm trong ngành công nghiệp than và 500.000 việc làm trong ngành công nghiệp thép trong nỗ lực xử lý khủng hoảng thừa, tuy nhiên lộ trình cụ thể vẫn chưa được đưa ra.

Trang Reuters đã dẫn lời 2 nguồn tin rằng Trung Quốc đặt kế hoạch sẽ cắt giảm 5-6 triệu việc làm trong khối nhà nước trong vòng 2-3 năm tới.

Tháng 9 năm ngoái, một kế hoạch cải cách toàn diện đã được thông qua với những sáng kiến nhằm thiết lập kỷ luật thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Trong vòng 1 năm qua, nhiều doanh nghiệp lớn Trung Quốc đã tiến hành sáp nhập để tạo nên những “kỷ lục” lớn nhất thế giới. Một trong số đó là thương vụ kết hợp Cosco và China Shipping Group trở thành công ty vận tải lớn nhất thế giới.

Trung Quốc cho rằng quy mô doanh nghiệp nhà nước lớn hơn cũng đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh toàn cầu cao hơn. Đã từ lâu, quy mô kinh tế đã được coi trọng.

Cải cách “ngược”

Cải cách quy mô lớn bắt đầu vào cuối những năm 1990 sau khi núi nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước đã đẩy hệ thống ngân hàng Trung Quốc đến gần bờ vực sụp đổ. Cải cách đã giúp cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp nhà nước từ 70 triệu năm 1997 xuống chỉ còn 37 triệu năm 2005.

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 khi các ngân hàng được yêu cầu thúc đẩy cho vay dành cho các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến việc xây dựng ồ ạt nhiều nhà máy mới mà không tính đến nhu cầu, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng và cơ sở hạ tầng.

Sau đó, ngân hàng và chính phủ thắt chặt cho vay do lo ngại về những núi nợ doanh nghiệp và chính phủ ngày càng chất cao, thị trường bất động sản hạ nhiệt và đầu tư cho cơ sở hạ tầng sụt giảm. Các công ty bắt đầu ngừng đầu tư do gánh nặng nợ nần và nhu cầu ảm đạm đối với sản xuất của các nhà máy mới được xây dựng.

Tổng công ty Nhôm Trung Quốc (Aluminium Corp of China) là một ví dụ điển hình. Trong giai đoạn 2006-12, tài sản của tổng công ty này đã tăng từ 82 tỷ nhân dân tệ lên 175 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, trong năm 2014, tổng công ty này đã thua lỗ 17 tỷ nhân dân tệ - mức thua lỗ cao nhất trong số các doanh nghiệp nhà nước được niêm yết. Trong năm 2013, 42% số doanh nghiệp nhà nước trong tình trạng thua lỗ, theo số liệu chính thức.

Các nhà chức trách đang quyết tâm với kế hoạch cải cách từ phía nguồn cung trong năm 2016. Sớm hay muộn, các doanh nghiệp nhà nước phải chấp nhận việc đóng cửa một phần sản xuất và cắt giảm lao động./.

Mai Linh (Theo Fiancial Times)

推荐内容