【tin tức bóng đá ngoại hạng anh】Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo trợ xã hội
Trong khi đó,ếnkhíchdoanhnghiệpcánhânthamgiabảotrợxãhộtin tức bóng đá ngoại hạng anh nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước dẫn đến mức hỗ trợ còn thấp, chưa bảo đảm được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Một bộ phận người dân khó khăn chưa tiếp cận được chính sách.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Bộ LĐTBXH đã đưa ra các giải pháp để huy động kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho công tác bảo trợ xã hội.
Đối tượng bảo trợ lớn, nguồn lực hạn chế
Ông Tô Đức - Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTBXH cho biết, số đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội ở nước ta lớn, ước tính hơn 20% dân số. Trong đó, có 9,4 triệu người cao tuổi, 7,3 triệu người khuyết tật, 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 10% hộ nghèo và 5% hộ cận nghèo; gần 2,7 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trên 2 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm; khoảng 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, khoảng 220 nghìn người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, hơn 48 nghìn người bán dâm, khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố...
Trong thời gian qua, lĩnh vực trợ giúp xã hội được Nhà nước rất quan tâm. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực này được xây dựng, ban hành.
Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 2,73 triệu đối tượng, trong đó có trẻ em mồ côi, người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo, người cao tuổi trên 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người cao tuổi cô đơn, không nguồn nuôi dưỡng, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, gia đình, cá nhân nhận chăm sóc tại cộng đồng, người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo.
Kinh phí chi trợ giúp xã hội gần 15.000 tỷ đồng/năm. Hiện nay, 53/63 tỉnh triển khai chuyển đổi từ chi trả trợ cấp xã hội qua cán bộ LĐTBXH sang chi trả thông qua cơ quan bưu điện, tạo thuận trong công tác chi trả cho đối tượng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Tuy nhiên, công tác bảo trợ xã hội còn gặp phải một số khó khăn. Đó là nguồn lực thực hiện trợ giúp xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; chưa động viên, thu hút được nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp, khu vực tư nhân và các cá nhân, tổ chức xã hội đầu tư vào trợ giúp xã hội; nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách còn có tâm lý ỷ lại vào Nhà nước.
Diện bao phủ của trợ giúp xã hội còn hạn chế. Mức hỗ trợ còn thấp, chưa bảo đảm được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu. Còn một bộ phận người dân khó khăn chưa tiếp cận được chính sách, dịch vụ trợ giúp xã hội. Chênh lệch đời sống của đối tượng sống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mặt bằng chung của cả nước còn cao.
Hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội chủ yếu chăm sóc nội trú nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa quản lý trường hợp và chăm sóc, trợ giúp đối tượng tại gia đình, cộng đồng; năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội còn yếu....
Ngoài ra, tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng và có tác động lâu dài đến tính mạng và tài sản của nhân dân, đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn nguồn lực từ trung ương đến địa phương để hỗ trợ cho các đối tượng.
Khuyến khích xã hội hóa
Tại chương trình Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, trong tổng số 10.266 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ cho bảo trợ xã hội, có hơn 2 nghìn tỷ là huy động từ các nguồn lực khác ngoài ngân sách. Mới đây, Bộ LĐTBXH cũng đưa ra kế hoạch để xã hội hóa công tác bảo trợ.
Bộ LĐTBXH cho biết, sẽ đổi mới cơ chế trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường; tạo môi trường pháp lý bình đẳng, cạnh tranh giữa cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập.
Cùng với đó, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động tổ chức, cá nhân góp vốn dưới dạng góp cổ phần, hợp tác, liên kết và được ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng, quỹ đầu tư phát triển để đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội; khuyến khích hình thức hợp tác giữa Nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội.
Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH sẽ đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức quản lý cơ sở trợ giúp xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, bảo đảm phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội.
Ngoài ra, Bộ LĐTBXH sẽ tổ chức vận động và tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy sự tham gia tích cực của các tổ chức đa phương, song phương và tổ chức phi chính phủ quốc tế trong việc đầu tư nguồn lực trong lĩnh vực trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội và các nhóm dân cư yếu thế, dễ bị tổn thương./.
Bùi Tư
下一篇:Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
相关文章:
- Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- Đội tuyển Việt Nam thoải mái tinh thần trước trận gặp Iraq
- Đồng Nai gia hạn 4 mỏ đất để “cứu” cao tốc Dầu Giây
- Tập trung triển khai rà soát văn bản QPPL liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của từng bộ, ngành
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- Thu hút FDI vào Việt Nam: Khoảng lặng trước cơn sóng lớn?
- Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc tịch và hộ tịch
- Đoàn kết xây dựng quê hương
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- Giải đua thuyền truyền thống huyện Dầu Tiếng mở rộng 2024 kết thúc tốt đẹp
相关推荐:
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021
- Nhận diện 11 rủi ro khi đầu tư cao tốc Đồng Đăng
- Đồng bộ, thống nhất, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước
- Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- Khánh Hòa với khát vọng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn
- Phát triển đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm
- Trình báo cáo nghiên cứu khả thi “siêu”cảng quốc tế Cần Giờ trong quý I/2023
- ‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- Làm rõ đề xuất điều chỉnh Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 huyện Lý Sơn
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2