Người đứng đầu “truyền lửa” Từ sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo tỉnh,ỗlựcđếnvịtriacutesốtỷ số bắc ireland đặc biệt là việc sâu sát, cùng làm, không bàn lùi đã “truyền lửa” cho cấp dưới. Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tổ chức họp hằng tuần, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch UBND tỉnh - Phó trưởng ban chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở tình hình thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Kết quả thực hiện được cập nhật hằng ngày trên các nhóm nhằm phục vụ theo dõi, điều hành của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Ngày 5-3-2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng lãnh đạo tỉnh thăm Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước - Ảnh: Nguyễn Tấn Ở các huyện, xã vùng sâu, xa, cơ sở vật chất còn thiếu, nhân lực yếu, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin hạn chế, người đứng đầu đã linh hoạt “khó ở đâu, gỡ ở đó”, “dễ làm trước, khó thực hiện sau”, linh động thực hiện song song giữa việc tiếp nhận hồ sơ giấy và điện tử để người dân dần làm quen. Cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa từ tỉnh đến xã sẵn sàng làm hết việc chứ không hết giờ để hỗ trợ người dân đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ trên mạng. Ngay sau khi khởi động thủ tục hành chính không giấy, Tỉnh đoàn đã triển khai các đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ hướng dẫn người dân đăng ký và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại bộ phận một cửa từ cấp tỉnh đến xã. Đội thanh niên tình nguyện đều là những cán bộ đoàn chủ chốt, am hiểu về thủ tục hành chính, có thái độ hòa nhã, vui vẻ, nhiệt tình, ứng xử cởi mở với người dân, trực xuyên suốt vào giờ hành chính các ngày trong tuần, mục tiêu là không để người dân gặp khó khăn trong quá trình nộp hồ sơ trực tuyến. Cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, mỗi công dân trong tỉnh đều đang chủ động chuyển từ “công dân truyền thống” sang “công dân điện tử”, biết sử dụng công nghệ thông tin để chủ động giao dịch hành chính công trực tuyến. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên môi trường mạng đã giúp giảm 50% thời gian và số lần đi lại, giao dịch cho người dân, doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí xã hội hàng chục tỷ đồng. Từ chủ trương lớn của tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã đưa ra giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn. Ông Bùi Gia Khánh, Phó giám đốc trung tâm, tự hào nói: Trước ngày 19-5-2020, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến chỉ đạt khoảng 10% thì đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến luôn đạt trên 90% đối với những thủ tục hành chính đã công bố trực tuyến mức độ 3, 4. Mục tiêu quan trọng chúng tôi hướng tới là người dân, doanh nghiệp, cái gì có lợi cho người dân thì đều được người dân ủng hộ. Kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã chứng minh điều này. 50 ngày đêm nỗ lực cán đích Tính đến tháng 3-2021, Bình Phước có 1.838 dịch vụ công. Trong đó, dịch vụ công mức độ 1 và mức độ 2 là 203; dịch vụ công mức độ 3 là 482; mức độ 4 là 1.153. Tích hợp, công khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia là 137 dịch vụ. Công chức xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản và sử dụng dịch vụ công trực tuyến Mặc dù có 1.016 thủ tục hành chính đã được công bố trên Cổng dịch vụ công của tỉnh mức độ 4 nhưng khi đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia bị từ chối do nhiều nguyên nhân. Điều đó đặt ra bài toán để người đứng đầu các sở, ngành, địa phương tìm giải pháp tháo gỡ, quyết tâm cán đích trong 50 ngày, đêm. Nỗ lực này được cụ thể bằng Kế hoạch số 108 ngày 31-3-2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Kế hoạch đề ra mục tiêu đến ngày 19-5-2021 phải đạt 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4 đối với các loại thủ tục có đủ điều kiện; 100% dịch vụ công trực tuyến tích hợp, công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ, thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn, không có hồ sơ trễ hạn và 100% hồ sơ, thủ tục hành chính đã trễ hạn nhưng đang tồn đọng kéo dài phải được giải quyết dứt điểm.
Từ sự quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh giải pháp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, xem đây là nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu để Bình Phước cán đích đúng hẹn. Điển hình như UBND huyện Đồng Phú, trước tháng 3-2021, toàn huyện còn hơn 500 hồ sơ trễ hạn do nhu cầu cấp mới, sang nhượng quyền sử dụng đất tăng đột biến. Để giải quyết kịp tiến độ, cán bộ, công chức Phòng Tài nguyên - Môi trường huy động lực lượng làm việc ngoài giờ và cả thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ; huy động cán bộ địa chính các xã, thị trấn hỗ trợ. Ông Lưu Đức Tiến, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đồng Phú chia sẻ: “Từ tinh thần chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, phòng đã linh động giải quyết hồ sơ theo thứ tự ưu tiên, bố trí nhân sự và chia lĩnh vực giải quyết phù hợp. Đến thời điểm hiện tại, Đồng Phú đã giải quyết dứt điểm hồ sơ trễ hạn, về đích trước 5 ngày so với kế hoạch của tỉnh. Đây được xem là kỳ tích của ngành tài nguyên - môi trường tỉnh. Tất cả nỗ lực này là vì dân, vì sự phát triển của huyện Đồng Phú và tỉnh”. Từ “vùng lõm” về ứng dụng công nghệ thông tin, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử trước ngày 19-5-2020 thì đến nay, Bình Phước đã có sự chuyển biến ngoạn mục trong quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Lần đầu tiên trên hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh không còn hồ sơ trễ hạn. Đây là kết quả khẳng định sự quyết liệt hướng đến nhân dân, vì nhân dân của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở ở Bình Phước. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thiết thực, hiệu quả nhất của tỉnh Bình Phước trong 5 năm qua. |