【keo bong da wap】Cần làm gì để y tế cơ sở đã làm tốt vai trò “gác cổng”?
Nỗ lực nâng cao chất lượng y tế cơ sở | |
Y tế cơ sở: Bệ đỡ chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô | |
Làm sao để người dân không “chê” y tế cơ sở? | |
Y tế cơ sở còn khó trăm bề |
Trước tình hình dịch bệnh đang có nhiều thay đổi, đòi hỏi y tế tuyến cơ sở cũng phải có sự thay đổi nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Để y tế cơ sở từ chỗ chỉ là "tuyến dưới", trở thành "trung tâm" và giữ vai trò là "người gác cổng", góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, ngành Y tế đang tiếp tục thực hiện đổi mới y tế cơ sở một cách toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.
Người dân đang đến khám tại Trạm Y tế xã Hồng Phong, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. |
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết, để y tế cơ sở phát huy vai trò là người "gác cổng" cho sức khỏe người dân tại tuyến đầu, Bộ Y tế đang thực hiện cập nhật tài liệu chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quy trình kỹ thuật áp dụng tại TYT xã.
Cũng theo ông Khuê, hiện Bộ Y tế đang đầu tư trang thiết bị phù hợp với năng lực chuyên môn của TYT xã, bảo đảm cung cấp dịch vụ xét nghiệm cơ bản, đáp ứng các bệnh thông thường tại xã theo gói dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là bệnh không lây nhiễm; Tăng cường tiếp cận thuốc thiết yếu cho TYT xã, đào tạo cập nhật kiến thức cho TYT xã, hỗ trợ kỹ thuật từ xa và luân phiên đưa bác sĩ từ huyện về xã và từ xã lên tuyến trên để bảo đảm tăng cường năng lực khám chữa bệnh tại xã.
“Bộ tiến tới nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh, xây dựng hồ sơ sức khỏe cá nhân và đánh giá sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ khám chữa bệnh tại xã”, ông Lương Ngọc Khuê nói.
Còn theo ông Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở, cần thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản; quản lý các bệnh mãn tính tại TYT xã; gắn hoạt động quản lý sức khỏe tại TYT xã với hoạt động của bác sỹ gia đình. Đặc biệt, cần có cơ chế linh hoạt đối với y tế cơ sở theo năng lực cung cấp dịch vụ y tế, số lượng người bệnh BHYT đến khám chữa bệnh.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện cả nước có hơn 700 trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; hơn 11.100 TYT xã, phường, thị trấn, trong đó có hơn 60% số TYT đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 100% số xã có TYT hoặc có phòng khám đa khoa khu vực liên xã; 87,5% số TYT xã có bác sỹ làm việc; 96% số TYT xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi và hơn 95% số thôn, bản có nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản…