会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận basel】Đã có 40.000 bài báo khoa học quốc tế nghiên cứu về Việt Nam!

【kết quả trận basel】Đã có 40.000 bài báo khoa học quốc tế nghiên cứu về Việt Nam

时间:2025-01-12 13:12:09 来源:88Point 作者:Thể thao 阅读:328次

Thông tin trên được GS.TSKH Nguyễn Hữu Đức,ĐãcóbàibáokhoahọcquốctếnghiêncứuvềViệkết quả trận basel Phó Giám đốc ĐH QGHN đưa ra tại buổi họp báo sáng nay 8/12 về Hội thảo khoa học Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, (sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 16/12/2016 tại Hà Nội) với chủ đề “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc ĐH QGHN, trưởng ban Tổ chức Hội thảo khoa học Việt Nam học lần V

GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc ĐH QGHN, trưởng ban Tổ chức Hội thảo khoa học Việt Nam học lần V cho biết, hội thảo quốc tế Việt Nam học là diễn đàn của các nhà nghiên cứu Việt Nam ở khắp năm châu đến trình bày các nghiên cứu của mình về Việt Nam, là sự kết nối và phát triển mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam.

Đến nay, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 700 báo cáo tóm tắt và gần 500 báo cáo toàn văn do các học giả trong nước và quốc tế gửi đến. Khoảng 150 khách quốc tế đến từ trên 30 quốc gia khác nhau trên thế giới là các học giả, các nhà hoạch định chính sách và đại diện các đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam được mời tham dự.

Trong khi các hội thảo trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với nội dung Việt Nam học “truyền thống” thì Hội thảo lần này đã đề cập đến nội dung nghiên cứu Việt Nam rộng hơn, quan tâm đến vấn đề giáo dục - đào tạo, chuyển giao công nghệ và biến đổi khí hậu...

GS Nguyễn Hữu Đức chia sẻ, ở trên thế giới, số bài báo khoa học quốc tế nghiên cứu về Việt Nam đã lên tới 40.000 bài, trong đó các bài của các tác giả nước ngoài chiếm hơn 50%. Đây là các lý do mà ĐHQGHN muốn tăng cường kết nối, xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam, phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng.

Được biết, trong top 10 các đơn vị nghiên cứu mạnh về Việt Nam có công bố quốc tế nhiều nhất đã có tên 5 cơ sở của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Trường ĐH Y Hà Nội, Đại học Cần Thơ và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh. Tính riêng trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, 3 đơn vị đứng đầu Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh nội dung học thuật, Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ V này được tổ chức nhằm tạo ra diễn đàn thảo luận và đề xuất giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề đương đại của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu; hướng tới việc quy tụ đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để đẩy mạnh sự phát triển mạng lưới Việt Nam học toàn cầu.

Theo Ban tổ chức, các kết quả của Hội thảo sẽ được tập hợp thành các báo cáo tư vấn chính sách cho Chính phủ và các bộ ngành, góp phần thiết thực cho việc hoạch định các chính sách phát triển quốc gia. Bên cạnh đó, Hội thảo sẽ xây dựng được mạng lưới các nhà khoa học nghiên cứu về Việt Nam trên toàn thế giới. Đồng thời, thông qua các trao đổi và kết nối tại Hội thảo, Ban Tổ chức sẽ đề xuất được các giải pháp để thiết lập, xây dựng và phát triển Trung tâm tư liệu nghiên cứu về Việt Nam và đề xuất xây dựng bộ Quốc chí Việt Nam.

Nội dung của Hội thảo lần này tập trung vào 6 nhóm lĩnh vực chuyên môn. Cụ thể là:

- Ngoại giao, hợp tác và hội nhập quốc tế: Việt Nam và các nước trong trật tự khu vực, Ngoại giao văn hóa, vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Việt Nam và hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

- Nguồn lực văn hóa: Cấu trúc, dạng thức và phương thức phát huy nguồn lực văn hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, sự phát triển của hệ giá trị Việt Nam, công nghiệp văn hoá Việt Nam, nhân cách, lối sống người Việt và các xu hướng phát triển.

- Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực: Chính sách và nguồn lực giáo dục, giáo dục sáng tạo và khởi nghiệp, xây dựng xã hội học tập.

- Chuyển giao tri thức và công nghệ: Chính sách và nguồn lực phát triển thị trường khoa học và công nghệ, các công nghệ chiến lược của Việt Nam, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp.

- Kinh tế và sinh kế: Kinh tế vĩ mô Việt Nam, kinh tế ngành và lĩnh vực ở Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, thu nhập và công bằng xã hội, môi trường, di dân, đô thị hóa, kinh tế xanh và kinh tế bao trùm.

- Biến đổi khí hậu: Đánh giá, dự báo khả năng và giải pháp thích ứng, chống chịu; kinh tế và các mô hình sinh kế thích ứng, đánh giá và dự báo phát thải khí nhà kính, các giải pháp, mô hình và kinh tế giảm nhẹ biến đổi khí hậu, ứng phó biến đổi khí hậu và mô hình phát triển bền vững.

Theo Dân trí

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
  • Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID
  • Thu giữ gần 5000 bộ kit test nhanh Covid
  • Những loại thịt phá hủy collagen trong cơ thể, dùng nhiều không tốt cho sức khỏe
  • Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
  • Phát hiện nhiều mẫu phân bón giả, kém chất lượng tại Tiền Giang
  • Vì sao hàng giả vẫn tràn lan trên thị trường dù cơ quan chức năng nhiều lần ngăn chặn?
  • Cần siết chặt kinh doanh thuốc ngủ tràn lan trên chợ mạng
推荐内容
  • Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
  • 18 nhóm thực phẩm phải đăng ký khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
  • Uống nước ngay sau khi ăn trái cây không tốt cho sức khỏe
  • Viên uống trắng da Dokova Whitening Solution: Thay tên đổi họ, ‘nổ’ công dụng ‘trên trời’?
  • Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
  • Bùng nổ quà tặng đông trùng hạ thảo dịp Tết: Khó nhận biết chất lượng