当前位置:首页 > La liga

【tin as roma】Mở “cao tốc” với EU thì cũng phải mở “cao tốc” với doanh nghiệp

mo cao toc voi eu thi cung phai mo cao toc voi doanh nghiepEVFTA và EVIPA - Thành công lớn của Việt Nam
mo cao toc voi eu thi cung phai mo cao toc voi doanh nghiep“Cú hích” lớn cho xuất khẩu từ EVFTA
mo cao toc voi eu thi cung phai mo cao toc voi doanh nghiepBộ Tài chính rốt ráo xây dựng Nghị định về biểu thuế ưu đãi EVFTA
mo cao toc voi eu thi cung phai mo cao toc voi doanh nghiep
Dệt may là ngành hàng điển hình được nhận định có nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu nhờ EVFTA. Ảnh: H.Dịu.

Phát biểu tại buổi tọa đàm “EVFTA: Hành trình một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều nay 14/2,ởcaotốcvớiEUthìcũngphảimởcaotốcvớidoanhnghiệtin as roma ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay: Ngày 12/2, Hiệp định EVFTA được Nghị viện châu Âu thông qua.

“Năm nay kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam – EU. Đây là niềm vui để ghi nhận hợp tác giữa hai bên. Quan hệ Việt Nam – EU chuyển từ giai đoạn EU dành cho Việt Nam ưu đãi đơn phương cho nước có trình độ phát triển kém, sang quan hệ song phương, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hiệp định thương mại tiêu chuẩn cao”, ông Lương Hoàng Thái nói.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: Khi EU đã ký kết và phê chuẩn EVFTA và IPA (Hiệp định bảo hộ đầu tư) ở những chuẩn mực cao nhất thì có nghĩa EU gián tiếp thừa nhận các nỗ lực cải cách, xây dựng thể chế kinh tế thị trường, hướng đến phát triển bền vững của Việt Nam.

EU cũng tin vào các cam kết của Việt Nam, hướng tới các lợi ích chung của 2 khu vực. Điều này tiếp tục thể hiện vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhìn nhận từ góc độ ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) phân tích: EU là thị trường lớn, GDP thứ 4 thế giới. Lượng nhập khẩu nông sản khoảng 150 tỷ USD mỗi năm, trong khi cả ngành nông nghiệp Việt Nam mới xuất khẩu được 40 tỷ trên toàn cầu, còn xuất sang EU mới đạt 5 tỷ USD. Bởi vậy, còn nhiều dư địa đưa hàng của Việt Nam sang EU.

“Thu nhập người dân EU rất cao, họ sẵn sàng trả giá cao cho hàng hóa có chất lượng cao hơn, tiêu chuẩn cao hơn. Đây là cơ hội tốt để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình cả về số lượng và chất lượng, đúng như định hướng tái cơ cấu nông nghiệp”, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nói.

Dù mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam, song ông Vũ Tiến Lộc cũng bày tỏ lo ngại: Với việc tham gia vào hiệp định thế hệ mới này, rõ ràng thách thức cũng rất lớn.

Thách thức đầu tiên chính là năng lực cạnh tranh. Thông thương với một trong những thị trường lớn có năng lực cạnh tranh rất cao, một số ngành kinh tế của Việt Nam cũng phải cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng. E ngại nhất về cạnh tranh là nông sản vì chuyển đổi cơ cấu trong nông sản khó hơn lĩnh vực khác.

Ngoài ra, đây là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và quy trình sản xuất ra hàng hóa. Ví dụ trong quá trình sản xuất không được phép sử dụng lao động trẻ em, đánh bắt cá không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên…

Các sản phẩm sẽ phải đáp ứng tiêu chí quy định xuất xứ hàng hóa. Trong khi đó, trong nhiều ngành sản xuất của Việt Nam như dệt may, da giày doanh nghiệp lại chủ yếu nhập nguyên liệu từ Trung Quốc và ASEAN. Đó là “barie” doanh nghiệp phải vượt qua.

“Ngoài ra, các hàng rào phòng vệ thương mại được các nước EU dựng lên để bảo vệ thị trường nội địa cũng là thách thức không nhỏ mà doanh nghiệp Việt phải đối mặt”, ông Lộc nhận định.

Phân tích kỹ hơn câu chuyện xuất khẩu hàng nông sản vào EU, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng: Thách thức lớn với ngành nghiệp là sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa thành chuỗi liên kết nên rất khó quản lý từ đầu đến cuối chuỗi sản xuất.

Một thách thức nữa được nhiều người nhắc tới là hàng hóa EU cũng xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều đó khiến một số ngành, cụ thể là chăn nuôi khó cạnh tranh được. “Châu Âu họ mạnh thịt bò, thịt lợn. Ước lượng sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu sản phẩm thịt có thể tăng 5,8%”, ông Tuấn nói.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng phải chú ý đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, bắt đầu từ cải cách thể chế.

“Mở đường cao tốc với EU thì cũng phải mở cao tốc giữa chính quyền với doanh nghiệp, mở cao tốc để thực hiện thủ tục hành chính ở Việt Nam. Việc này Thủ tướng đang chỉ đạo quyết liệt. Thủ tướng đã nói thể chế, thể chế và thế chế. Khi gỡ được thể chế, doanh nghiệp sẽ hăng hái sản xuất kinh doanh, sẽ huy động được nguồn vốn toàn dân đầu tư vào cơ sở hạ tầng…”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Ngày 12/2, tại phiên toàn thể diễn ra tại Strasbourg (Pháp), Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa EU và Việt Nam.

Với tính chất bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, Hiệp định EVFTA và EVIPA được kỳ vọng sẽ giúp hai bên tận dụng tối đa lợi thế và tiềm năng của nhau để cùng phát triển. Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế của Việt Nam được bỏ sau 7 năm, 1% còn lại sẽ được tự do hóa thông qua hạn ngạch thuế quan. Ngược lại, Việt Nam cũng cam kết bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU, sau 7 năm xóa bỏ 91,8% số dòng thuế và 98,3% số dòng thuế sau 10 năm.

Dự kiến, Hiệp định EVFTA có thể có hiệu lực sớm nhất vào tháng 7/2020.

分享到: