Bức tranh Cánh đồng lúa mì và bầy quạ - một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Vincent van Gogh được trưng bày ở Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam (Hà Lan). Từ 3/10/2023-4/2/2024,ứctranhnhưđiềmbáocáichếtcủlịch thi đấu bóng đá serie a tác phẩm sẽ góp mặt trong triển lãm Van Gogh ở Auvers-sur-Oise: Những tháng cuối đời tại Bảo tàng Orsay (Paris, Pháp). Bức tranh sơn dầu có màu sắc sống động và nét cọ cảm xúc mang phong cách điển hình của Van Gogh. Bầu trời xanh tương phản với lúa mì màu vàng cam trong khi màu đỏ nâu của con đường kết hợp với thảm cỏ xanh. Họa sĩ người Hà Lan đã vẽ rất nhiều cánh đồng lúa mì trong suốt sự nghiệp của mình nhưng không tác phẩm nào nhận được nhiều sự chú ý như bức tranh trên. Từ lâu, đây được coi là sáng tác cuối cùng của ông trước khi tự sát vài tuần sau đó (29/7/1890). Nhiều người phản đối lời khẳng định trên. Nhưng chắc chắn có thể hiểu được tại sao cái kết bi thảm của Van Gogh lại gắn liền với hình ảnh này đến vậy. Theo Daily Art, nhiều yếu tố của bức tranh có thể biểu thị sự rối loạn cảm xúc mà Van Gogh trải qua. Đó là ví dụ về một tác phẩm nghệ thuật phản ánh trạng thái tinh thần của nghệ sĩ. Tranh tái hiện đồng lúa mì chín vàng với bầu trời nặng nề và bầy quạ đang bay ngang qua. Một con đường chia cắt cánh đồng, dẫn đến hư không. Khung cảnh ảm đạm gợi tới nỗi cô đơn tột độ Van Gogh phải chịu đựng và từng chia sẻ trong những bức thư của ông. Theo ABC, khi nằm trên giường, họa sĩ được cho đã thốt ra những lời sau cuối: "Nỗi buồn sẽ kéo dài mãi mãi". Bầu trời đáng sợ phía trên cánh đồng có thể phản ánh tình trạng trầm cảm của Van Gogh. Dấu hiệu một cơn bão sắp ập đến qua lớp sơn màu xanh đậm được coi là điềm báo trước về sự ra đi của họa sĩ. Những con quạ trong tranh như ám chỉ đến cảm xúc của Van Gogh thường xuất hiện trong các truyện, phim kinh dị, quạ là dấu hiệu của bóng tối và cái chết. Vị trí của cánh đồng lúa mì trong bức tranh có liên quan đến vùng ngoại ô Auvers-sur-Oise (Pháp), nơi Van Gogh sống những tháng cuối đời. Cánh đồng này cũng gắn kết với địa điểm Van Gogh tự sát. Một lý do khác dẫn đến giả định đây là bức tranh cuối của ông. Người ta cho rằng Van Gogh đã tự bắn vào ngực mình tại một địa điểm tương tự như bức tranh mô tả, cố gắng trở lại phòng ở Auvers, nơi ông qua đời. Biết điều này giúp trả lời câu hỏi tại sao Cánh đồng lúa mì và bầy quạđược hiểu là lá thư tuyệt mệnh. Bức tranh dường như mô tả chính xác bối cảnh cái chết của Van Gogh; sự hỗn loạn của đàn quạ thậm chí được coi là phản ứng với phát súng. Van Gogh sinh ngày 30/3/1853 ở Hà Lan. Ông đến London khi 20 tuổi (1873) và sang Paris vào năm sau đó (1874). Năm 1883, ông bắt đầu vẽ tranh. Năm 1885 - 1856, ông theo học tại học viện ở Antwerp (Bỉ), nơi ông ấn tượng với các bản in của Nhật Bản và tác phẩm của Rubens. Khi trở lại Paris vào năm 1886, ông đã gặp các nghệ sĩ như Degas, Gauguin và Seurat. Màu sắc trong tranh của ông trở nên tươi sáng hơn. Năm 1888, Van Gogh định cư ở Arles (Provence, Pháp) và vẽ loạt tranh Hoa hướng dươngnổi tiếng. Năm sau đó, ông bị suy nhược thần kinh, phải vào viện điều dưỡng ở St Remy. Năm 1890, sau một cơn trầm cảm, ông đã tự bắn vào ngực mình và chết 2 ngày sau đó (29/7/1890). |