【kqbd truc tiep hom nay】Nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Thánh địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn nằm trong thung lũng được bao quanh bởi núi non hùng vĩ,ệthuậtkiếntruacutecđộcđaacuteocủaThaacutenhđịaMỹSơkqbd truc tiep hom nay bán kính khoảng 2km với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch, đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ IV-XIII. Mỹ Sơn có quần thể đền đài, lăng tẩm với kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm và được coi là một trong những trung tâm Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Từ xa xưa, những nghệ nhân người Chăm đã thổi hồn vào tượng đất nung, đá sa thạch nơi đây làm cho chúng có diện mạo, có hồn và trở nên bất tử. Chính các nghệ nhân đã giúp nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, văn hóa khu vực Đông Nam Á. Là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những nền văn hóa trong cộng đồng văn hóa Việt Nam.
Phóng viên Báo Bình Phước đã ghi lại một số hình ảnh độc đáo này.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không có hồ phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch vữa. Đền tháp đều có hình chóp tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá rất sinh động và uyển chuyển.
Nghệ thuật kiến trúc đền tháp chịu ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Có tháp đứng đơn lẻ tách biệt, nhưng cũng có tháp đôi, tháp ba đứng thành cụm, nhiều tháp đã bị thời gian phong hóa nhưng dấu tích nền tháp thì vẫn còn nguyên vẹn.
Thánh địa là nơi thờ tự của người Chămpa cổ theo đạo Hindu, tôn thần Siva làm vị thần tối cao và lấy biểu tượng Linga - Yoni làm linh vật thờ chính. Linga tượng trưng cho dương, sinh thực khí nam và âm là Yoni, sinh thực khí nữ.
Không quá hùng vĩ như các đền Ankor (Campuchia), cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng du lịch như phố cổ Hội An, nhưng Mỹ Sơn vẫn cuốn hút nhiều du khách bởi nét trầm mặc rất riêng của mình. Trong từng viên gạch, từng tấm phù điêu vũ nữ đang say mê múa, từng ngôi tháp cổ đổ nát... tất cả như đang kể cho khách phương xa những câu chuyện về một thời kỳ rực rỡ đã qua.
Theo Ban quản lý khu di tích, trung bình mỗi ngày có trên 1.000 lượt khách đến tham quan, phần lớn là khách nước ngoài. Giá 100 ngàn đồng/vé đối với người Việt và 150 ngàn đồng/vé đối với khách nước ngoài. Số tiền thu được dùng để trùng tu, tái tạo di tích.
Vũ Thuyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Lan tỏa nét văn hóa dân tộc từ truyền dạy đờn ca tài tử
- ·Tưng bừng các hoạt động kỷ niệm ngày non sông thống nhất
- ·Hồn quê giữa phố…
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần IV ở Bình Định
- ·TX.Bến Cát: Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98,4%
- ·Hội thi “Tiếng hát giáo viên” TX.Bến Cát năm 2023: Trường Tiểu học Tân Định đoạt giải nhất
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Giao lưu văn hóa nghệ thuật Đà Lạt (Việt Nam)
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Ấn tượng Triển lãm ảnh về Bộ đội Biên phòng Việt Nam
- ·Khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa mừng Đảng
- ·Công bố thêm nhiều Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Truyền thông Lào chúc mừng 78 năm Cách mạng tháng Tám Việt Nam
- ·Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước diễn ra vào dịp kỷ niệm 19
- ·Sôi nổi chương trình giao lưu thơ ca Tri ân thầy, cô giáo
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Sôi nổi Hội thi văn nghệ