【tỷ lệ cá cược 888】Phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại miền Ví, Giặm

 人参与 | 时间:2025-01-10 23:51:17

VHO - Tiếp tục chương trình khảo sát tại Thanh Hoá,óngviênnhàbáothamgiachươngtrìnhtácnghiệptạimiềnVíGiặtỷ lệ cá cược 888 trong 2 ngày 27 và 28.11, Đoàn công tác do Văn phòng Bộ VHTTDL tổ chức, với gần 20 phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn báo chí đã có chương trình tác nghiệp, khảo sát, tìm hiểu thực tế tại tỉnh Nghệ An.

Đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tọa lạc ở núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, Thành phố Vinh; khảo sát, tìm hiểu các điểm di tích lịch sử văn hoá huyện Nam Đàn; một số mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu, gặp gỡ các nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.

Phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại miền Ví, Giặm - ảnh 1
Phóng viên các cơ quan báo chí làm việc, trao đổi thông tin với Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An

Chương trình do Văn phòng Bộ VHTTDL tổ chức nhằm tuyên truyền về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20.5.2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11.2021; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ VHTTDL và phạm vi, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ trên từng lĩnh vực.

Tham gia đoàn có lãnh đạo Văn phòng Bộ VHTTDL và gần 20 phóng viên các cơ quan báo chí như: Báo Nhân dân, Văn Hoá, Đại biểu Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, VietNamnet, Lao động, An ninh Thủ đô, điện tử Tổ quốc, Văn hoá, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Quân đội Nhân Dân, …

Tại buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An và Sở Du lịch Nghệ An các phóng viên đã được nghe báo cáo về thực trạng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở và du lịch. 

Thời gian qua, việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý và phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở gắn với xây dựng Nông thôn mới đã được các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện.

Đến nay, 21/21 huyện thành thị đã quy hoạch đất thiết chế văn hoá, thể thao cấp huyện, 359/411 xã quy hoạch hội trường văn hóa và khu thể thao đa năng đạt chuẩn.

Phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại miền Ví, Giặm - ảnh 2
Phóng viên các cơ quan báo chí tìm hiểu, xem thiết chế văn hóa tại huyện Nam Đàn

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Nghệ An đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 82% xã phường, thị trấn có thiết chế văn hóa, thể thao đạt chuẩn. Đến năm 2030, 100% cấp xã có nhà văn hóa đa năng, sân vận động; 90% số phường xã có thiết chế văn hoá, thể thao đạt chuẩn; 90% người dân được nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao.

Du lịch Nghệ An trong 10 tháng đầu năm đón hơn 8,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 93.200 lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 27.075 tỷ đồng. Để tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, ngành du lịch đang triển khai các giải pháp kích cầu để thu hút du khách.

Để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch mùa Thu - Đông, Sở Du lịch đã ban hành nhiều kế hoạch kích cầu du lịch như: Tổ chức các sự kiện gắn với hoạt động du lịch văn hóa những tháng cuối năm 2024; tổ chức các hoạt động bên lề kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; các sản phẩm ẩm thực tại các điểm tham quan du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Trải nghiệm ẩm thực Thu - Đông Nghệ An”; khám phá bản sắc văn hóa cộng đồng, farmstay các huyện miền Tây Nghệ An với chủ đề “Sắc màu Tây Nghệ”; trải nghiệm sản phẩm du lịch: Ngắm hoa mận, hoa đào Kỳ Sơn kết hợp chinh phục đỉnh Puxailaileng, trekking leo thác Khe Kèm - Vườn quốc gia Pù Mát, trekking rừng săng Lẻ....

Phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại miền Ví, Giặm - ảnh 3
Phóng viên trao đổi về những mô hình hay trên địa bàn

Tại huyện Nam Đàn, phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí đã được tham quan, tìm hiểu về thiết chế văn hóa. Huyện Nam Đàn được xác định là điểm đến hấp dẫn, trung tâm du lịch văn hóa của cả tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, Nam Đàn còn là huyện có đến 3 Di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu và Đình Hoành Sơn.

Trao đổi thông tin với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND huyện Vương Hồng Thái đã nêu bật một số kết quả trên lĩnh vực Văn hóa cơ sở của huyện trong thời gian qua: Nam Đàn cũng là nơi sản sinh và lưu giữ hệ thống văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng. Nam Đàn là một trong những nơi khởi nguồn của các làn điệu dân ca Ví, Giặm - di sản văn hóa được UNECO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trên địa bàn huyện hàng năm diễn ra nhiều Lễ hội, trong đó có 02 Lễ hội lớn: Lễ hội Đền Vua Mai, Lễ hội Làng Sen.

Sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2017, Nam Đàn được Trung ương chọn là một trong 4 huyện của cả nước làm điểm xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Ngày 4.1.2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 17/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm "Xây dựng huyện Nam Đàn thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch giai đoạn 2018-2025".

Điểm nhấn trong xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Nam Đàn là huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng từ huyện đến cơ sở. Trong đó, hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, hạ tầng văn hóa được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm về văn hóa gắn với du lịch.

Đến nay, tỷ lệ đường huyện, đường xã đạt chuẩn là 100%; tỷ lệ đường trục xóm, ngõ xóm đạt chuẩn 98%. Hoàn thiện các hạng mục công trình tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện đạt chuẩn; 100% số xã có trung tâm văn hóa thể thao đạt chuẩn; xây dựng 7 trung tâm văn hóa thể thao mẫu tại 7 xóm, khối và đang tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp trung tâm văn hóa thể thao tại các xóm, khối còn lại để đạt chuẩn theo quy định.

Bước đầu, trên địa bàn huyện đã hình thành được một số mô hình du lịch cộng đồng, trải nghiệm nông thôn như: Mô hình vườn thực nghiệm sinh thái tại xã Nam Giang; trang trại hoa gắn du lịch trải nghiệm tại xã Kim Liên; mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm tại xã Nam Nghĩa; mô hình du lịch vườn đồi xã Nam Anh; mô hình sinh thái trải nghiệm tại xã Nam Cát,...

Chú trọng, tập trung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Nam Đàn đã góp phần quan trọng tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện. Nếp sống văn hóa được hình thành, ý thức trách nhiệm và sự tự giác của người dân trong các phong trào, hoạt động tại khu dân cư được nâng cao, là điều kiện để huyện Nam Đàn xây dựng thành công huyện NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch đạt kết quả bền vững.

Nhân dịp này, lãnh đạo huyện ghi nhận và cảm ơn những đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí trong sự nghiệp phát triển của huyện và mong muốn thời gian tới cùng với báo chí tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó tập trung mạnh các lĩnh vực Văn hóa cơ sở, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đất giàu truyền thống văn hoá lịch sử.

Phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại miền Ví, Giặm - ảnh 4
Phóng viên các cơ quan báo chí gặp nghệ nhân CLB Ví, Giặm

Tại huyện Hưng Nguyên, đoàn đã đi tham quan thực tế Làng nghề sản xuất bánh cà truyền thống ở xã Hưng Tân và gặp gỡ các nghệ dân CLB Ví, Giặm. Phó chủ tịch xã Hưng Tân Phan Đăng Minh cho biết: Hưng Tân là xã vùng giữa của huyện Hưng Nguyên, có diện tích tự nhiên 482 ha, dân số 4.250 người. Đây là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, là đơn vị đầu tiên của huyện Hưng Nguyên được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Là xã thuần nông, Hưng Tân đã biết phát huy lợi thế sẵn có, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa bằng việc xây dựng nên những cánh đồng mẫu lớn với thương hiệu gạo thơm Hưng Tân nổi tiếng.

Các sản phẩm nông nghiệp được chế biến thành các sản phẩm làng nghề truyền thống như: Bánh cà, cốm, rượu nếp... được thị trường tin dùng. Đặc biệt, sản phẩm OCOP bánh cà quê Hưng Tân góp phần tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động đem về thu nhập ổn định.

Hưng Tân là một trong những cái nôi của phong trào hát phường vải của huyện Hưng Nguyên, với nhiều nghệ nhân từng một thời vang bóng như cố Nhân, cố Thúy, cố Phúc… Tình yêu lao động và văn nghệ ấy đã ngấm vào huyết quản người dân nơi đây như một mạch nguồn chảy mãi nên được trao truyền - tiếp nối qua nhiều thế hệ. “Sóng trường giang lớp sau đè lớp trước”, chính vì vậy, Câu lạc bộ (CLB) dân ca Ví, Giặm Hưng Tân được thành lập cuối năm 2012 từ sự đam mê của anh em hoạt động văn hóa, của các tầng lớp nhân dân...Nhiều năm qua, CLB đã nỗ lực duy trì đều đặn các buổi sinh hoạt cho các hội viên. 

Bên cạnh sinh hoạt chuyên môn, CLB dân ca Ví, Giặm xã Hưng Tân rất tích cực tham gia xây dựng các chương trình tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương qua những lời ca.

Phóng viên, nhà báo tham gia chương trình tác nghiệp tại miền Ví, Giặm - ảnh 5
Đoàn tham quan thực tế Làng nghề sản xuất bánh cà truyền thống đạt OCOP ở xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên

Từ những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân, xã Hưng Tân trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới. Năm 2014, Hưng Tân là xã đầu tiên của huyện Hưng Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2019 được công nhận xã nông thôn mới đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Năm 2021, xã Hưng Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đến năm 2023 đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết thúc buổi tham quan, phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí đã bày tỏ vui mừng, phấn khởi khi được về thăm nơi lưu giữ giá trị di sản văn hóa xứ Nghệ. Phóng viên Đoàn công tác chia sẻ từ thực tế trải nghiệm tại địa phương sẽ là  cơ hội phát hiện những mô hình hay, những cách làm tốt để giới thiệu, tuyên truyền, phản ánh trên các loại hình báo chí; đồng thời, cũng có những phản biện về những khó khăn, vướng mắc kịp thời để lãnh đạo địa phương có thêm thông tin phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo trong công tác bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. 

顶: 26167踩: 9679