【bảng tỉ lệ tỉ số】IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đang ở thời điểm nhạy cảm
Nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm",ảnhbáokinhtếtoàncầuđangởthờiđiểmnhạycảbảng tỉ lệ tỉ số đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.
Đây là cảnh báo của Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa mới đưa ra.
Trong báo cáo công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra cuối tuần này tại Osaka, Nhật Bản, bà Lagarde cho rằng ưu tiên trước mắt là giải quyết tình hình căng thẳng thương mại hiện nay.
Bà cảnh báo những biện pháp đáp trả thuế quan lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng như kinh tế toàn cầu nói chung.
Người đứng đầu IMF kêu gọi các chính phủ "giúp giảm tình trạng căng thẳng thương mại và loại bỏ những chướng ngại vật khác trên đường trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững hơn."
Bà Lagarde nêu rõ các nước cần xóa bỏ những rảo cản thương mại được áp đặt gần đây và tránh đưa ra thêm rào cản dưới bất kỳ hình thức nào.
Cũng theo báo cáo của IMF, bất đồng thương mại và vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đồng nghĩa vẫn còn đó những quan ngại về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các nước phải tiếp tục thực thi những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
IMF nhấn mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn ở thời điểm nhạy cảm, việc kết hợp nhiều chính sách cần được xem xét thực hiện thận trọng.
Ngoài ra, với việc tỷ lệ lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương, IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách duy trì các biện pháp kích thích kinh tế, đồng thời sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
Báo cáo của IMF được công bố trong bối cảnh hội nghị G20 nhóm họp tại Nhật Bản, vài tuần sau khi cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận.
Cáo buộc Bắc Kinh đổi ý về những cam kết giữa hai bên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 đã ra lệnh áp mức thuế bổ sung, tăng từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Đáp lại, Trung Quốc đã tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ ngày 1/6.
Hồi tháng Tư vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 xuống còn 3,3%, song cho biết kinh tế toàn cầu có thể bật tăng "tạm thời" vào cuối năm trước khi tăng lên 3,6% vào năm 2020.
Tuy nhiên, bà Lagarde cho rằng mức bật tăng này là "không ổn định", và cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm tới giảm 0,5%./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên sự phát triển bùng nổ cho VinFast
- Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- Long An sees positive socio
- 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'