发布时间:2025-01-10 15:49:11 来源:88Point 作者:Cúp C1
Trẻ em vốn hiếu động và thích tìm hiểu cái mới lạ nên hay xảy ra tai nạn thương tích. Do đó,ốngtainạnthươngtchtrẻbảng xếp hạng la liga pháp các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện nhiều giải pháp để phòng, chống tai nạn thương tích, góp phần bảo vệ trẻ em.
Công tác tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em luôn được các ngành, các cấp quan tâm, đẩy mạnh. (Ảnh chụp trước khi chưa dịch bệnh).
Theo ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn thương tích trẻ em. Trong đó, có 6 vụ đuối nước và 1 vụ tai nạn giao thông. Vấn đề đáng lo ngại số vụ đuối nước tăng hơn so với cùng kỳ 2 vụ. Nguyên nhân là do trẻ tắm sông mà thiếu sự giám sát của người lớn, trẻ hiếu động, ham chơi… Những vụ tai nạn xảy ra dù là nguyên nhân nào thì cũng để lại những mất mát không thể nào bù đắp được đối với gia đình, người thân của các em.
Như trường hợp em N.G.B., ở phường V, thành phố Vị Thanh. Vào lúc 14 giờ 45 phút ngày 14-3 vừa qua, em B. cùng với bạn đi tắm sông ở xã Vị Tân thì chẳng may xảy ra tai nạn đuối nước. Vụ việc đau lòng một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo các gia đình có trẻ em cần có những biện pháp quản lý, bảo vệ con em mình trước các tai nạn thương tích.
Dẫu tất bật lo miếng cơm manh áo hàng ngày, nhưng anh Cao Văn Kỷ, ở ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, đã tranh thủ những buổi chiều đi làm về để dạy bơi cho con. Anh bảo rằng, nhà gần bờ sông, con nít thì hiếu động, chỉ cần sơ sẩy tí thì hối hận cả đời. Cho nên, anh quyết tâm phải tập bơi cho con. “Con biết bơi rồi, đi làm tôi cũng yên tâm hơn”, anh Kỷ bộc bạch.
Qua các vụ việc cho thấy tai nạn thương tích luôn rình rập xung quanh, chỉ cần sơ suất, bất cẩn, thiếu quan tâm của gia đình, trẻ có thể bị tai nạn rất nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Do đó, để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, ngành chức năng đã phối hợp thực hiện thành lập các câu lạc bộ dạy bơi, triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các địa phương đẩy mạnh việc giáo dục kỹ năng sống, trang bị cho các em các kiến thức để chủ động phòng tránh tai nạn thương tích. Thực hiện các mô hình “Ngôi nhà an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn”. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh tuyên truyền về nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cũng như các giải pháp phòng chống tai nạn này…
An toàn cho trẻ em là yếu tố vô cùng quan trọng, là thước đo của nền văn minh xã hội. Theo ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và tinh thần. Để phòng ngừa tai nạn thương tích trẻ em, ngoài các giải pháp đã và đang thực hiện của các ngành chức năng, thì các bậc phụ huynh cần chủ động phòng, tránh tai nạn thương tích cho con em mình. Trước hết, không nên để trẻ đến gần những nơi nguy hiểm. Trẻ nhỏ hiếu động, thích leo trèo, vì thế cầu thang phải có lan can, cửa rào. Không để trẻ ở một mình khi gần bể bơi, kênh, mương... Với những trẻ lớn hơn, khi có tham gia giao thông, người thân cần thường xuyên nhắc nhở, giám sát các cháu tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ. Ngoài ra, phụ huynh cần dạy cho trẻ hiểu, nhận biết được những nơi có thể gây nguy hiểm, biết cách phòng tránh khi ngã, bị chảy máu, biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn thương tích…
Phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Phòng tránh bỏng cho trẻ em: Bỏng rất nguy, nếu bỏng nặng có thể dẫn đến di chứng như sẹo, co kéo cơ, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong. Do đó, phụ huynh cần làm cửa chắn quanh khu vực nấu ăn, những thức ăn nóng phải để xa tầm với của trẻ… Phòng tránh điện giật: Nếu chẳng may bị điện giật, trẻ có thể bị tổn thương thần kinh và tử vong. Do đó, cần bố trí ổ điện lên cao, ngoài tầm với của trẻ; không để trẻ thả diều gần cột điện... Phòng tránh đuối nước: Phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ đi tắm sông mà không có sự giám sát của người lớn; rào quanh kênh, mương quanh nhà; chú trọng dạy bơi cho trẻ… Phòng tránh hóc, tắc nghẽn đường thở: Trẻ nhỏ rất dễ bị ngạt, vì thế người lớn cần cho trẻ ăn thức ăn đã được nghiền nhuyễn, không lẫn xương, lẫn hạt; dạy trẻ không chơi trò dùng túi ni lông, mền, gối để chụp lên đầu… Phòng tránh tai nạn giao thông: Phụ huynh nên dạy trẻ không đi bộ, không đùa nghịch, đá bóng, đá cầu dưới lòng đường. Trẻ nhỏ khi qua đường cần có người lớn đi cùng, không chạy xe đạp hàng ba… Phòng tránh vật sắc nhọn cắt, đâm: Mọi người cần để các vật sắc, nhọn lên cao, hoặc có giá treo ngoài tầm với của trẻ. Không cho trẻ chơi với các vật dụng sắc nhọn… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
相关文章
随便看看