Đứng trước khó khăn thực tế,ựchủbệnhviệnMắccạndođtỷ số bóng đá thế giới những dự báo không khả quan với nguy cơ tiếp tục bội chi trong năm 2022 này, một câu hỏi khó được đặt ra cho các bệnh viện, trung tâm y tế là: Làm sao “chèo thuyền ngược dòng” tránh rơi vào vết xe đổ bội chi ?
Bài 2:Nhiều hệ lụy nếu để thực trạng kéo dài
Ngành y tế đã phối hợp với các ngành liên quan nhằm tìm ra giải pháp giải khó tình trạng bội chi năm 2021 và đặt ra mục tiêu không để tiếp diễn tình trạng bội chi ở các bệnh viện, trung tâm y tế trong năm nay, nhưng sẽ không dễ.
Thiếu kinh phí dẫn đến việc triển khai cũng như đào tạo nhân lực thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao gặp khó. Trong ảnh: Một ca nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Hệ lụy
Bà Trần Ngọc Quyên, Kế toán trưởng Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, đặt vấn đề: “Nếu tình trạng bội chi kéo dài, không có thặng dư sẽ không thể trích lập các nguồn quỹ, như: quỹ hoạt động phát triển sự nghiệp, quỹ ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Điều này đồng nghĩa với thu nhập của nhân viên y tế sẽ thấp do không có thu nhập tăng thêm, khen thưởng hạn chế, phúc lợi không có”.
Bày tỏ về hệ lụy của tình trạng bội chi, ông Lý Minh Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, trăn trở: “Đến thời điểm hiện tại, dù chúng tôi đã nỗ lực để đảm bảo chi tiền lương và các chế độ phụ cấp theo lương cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, khi bị mất cân đối thì các chế độ khác của nhân viên y tế sẽ không có hoặc giảm. Từ đó sẽ giảm sự hài lòng và sự gắn bó của nhân viên y tế đối với trung tâm y tế nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này”.
Năm 2021, là một năm đầy khó khăn vất vả của nhân viên y tế, dồn hết sức lực để phòng, chống dịch Covid-19 và đồng thời đảm bảo khám, chữa bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đổi lại sự cống hiến, nỗ lực, để có thể gắn bó được, nhân viên y tế mong muốn ngành chức năng có giải pháp hỗ trợ, bệnh viện không bội chi, ổn định nguồn thu nhập. Ông Hồng Minh Triết, Trưởng khoa Tim mạch - Lão học, chia sẻ: “Thực tế, khi bệnh viện tự chủ còn khó khăn về trang thiết bị, một số trang thiết bị đã xuống cấp. Thời gian qua, có tình trạng đấu thầu thuốc trễ nên thiếu thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Đối với các bác sĩ trẻ, điều dưỡng, những nhân viên y tế khác nguồn thu nhập chỉ có lương với các khoản phụ cấp theo lương sẽ rất thấp. Khi so sánh thu nhập sẽ dễ nghỉ việc để tìm cơ sở y tế khác có thu nhập cao, ổn định hơn. Chúng tôi mong nhanh chóng giải quyết vấn đề bội chi và được quan tâm đầu tư về trang thiết bị y tế, đảm bảo về thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Có như vậy y, bác sĩ mới có điều kiện phát triển nghề nghiệp và an tâm gắn bó với bệnh viện”.
Tình trạng bác sĩ nghỉ việc đã xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, có 8 bác sĩ nghỉ việc trong năm 2021, nguyên nhân được nói đến là bị thu hút từ các bệnh viện tư, trong khi bệnh viện khó khăn về kinh tế, thu nhập của nhân viên còn thấp, không giữ chân được bác sĩ.
Không chỉ tác động tiêu cực đến sự gắn bó của nhân viên y tế, tình trạng bội chi gây rất nhiều khó khăn cho cơ sở y tế về định hướng phát triển. Ông Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết thêm: “Thiếu kinh phí đã ảnh hưởng việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. Về kỹ thuật chuyên môn năm 2021, bệnh viện có ký Biên bản ghi nhớ với Bệnh viện Thống Nhất về đào tạo kỹ thuật can thiệp tim mạch nhưng kinh phí đào tạo quá lớn nên đơn vị chưa triển khai được, khó đưa nhân viên đi đào tạo”.
Một số bệnh viện, trung tâm y tế khác dù không mất cân đối thu - chi nhưng nguồn chênh lệch thu - chi giảm thấp so với những năm trước giảm thu nhập của nhân viên y tế và không thể tái đầu tư phát triển. Ông Huỳnh Văn Huân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy, chia sẻ: “Bệnh viện tự chủ trong điều kiện không thuận lợi khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lượng khám, chữa bệnh giảm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã nỗ lực hết mình để duy trì các hoạt động và đảm bảo được cân đối thu - chi. Nhưng nguồn thu dư hơn số chi không nhiều vì vậy ảnh hưởng đến chế độ chi khác cho nhân viên y tế. Nguồn kinh phí để đầu tư lại mua sắm các trang thiết bị để nâng cao chất lượng bệnh viện cũng khó khăn”.
Giải pháp gỡ khó
Để giải quyết khó khăn về mất cân đối tài chính thu - chi ở các bệnh viện, trung tâm y tế, ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho hay: “Sở đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế rà soát và báo cáo cụ thể thực trạng mất cân đối thu - chi tại đơn vị. Sau đó đề nghị Sở Tài chính có phương án tham mưu UBND tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với từng loại hình tài chính của từng nhóm đơn vị nhằm đảm bảo cho các đơn vị hoạt động, bảo vệ tốt nhất sức khỏe Nhân dân”.
Để khắc phục tình trạng giảm thu trong năm 2022, các bệnh viện, trung tâm y tế cũng đề ra nhiều giải pháp. Ông Lý Minh Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ, hoạch định: “Lượt khám, chữa bệnh trung bình mỗi ngày chưa tăng nhiều hiện nay, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm các giải pháp để có thể tăng lượt khám, chữa bệnh trở lại. Dự kiến sẽ đẩy mạnh các hoạt động khám, chữa bệnh vật lý trị liệu đối với bệnh nhân hậu Covid-19 và triển khai phòng khám hậu Covid-19. Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch hiệu quả tại trung tâm y tế để người dân an tâm đến khám, chữa bệnh, do hiện tại người dân vẫn còn tâm lý e ngại đến cơ sở y tế và sợ nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19. Chúng tôi mong được sớm triển khai khu điều trị Covid-19 tại trung tâm để không phải chuyển các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến cơ sở y tế khác khi phát hiện nhiễm bệnh, cũng tăng được lượt khám, chữa bệnh và tăng nguồn thu ở trung tâm y tế”.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn loay hoay và chưa có những giải pháp khả thi để khắc phục những khó khăn được cho là ngoài tầm với của bệnh viện. Ông Nguyễn Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bày tỏ: “Khi tự chủ, điểm khó để thu hút bệnh nhân đến khám, chữa bệnh hiện nay là vị trí của bệnh viện không nằm tại khu vực trung tâm của tỉnh, lượng bệnh nhân chỉ thu hút được vài huyện lân cận, một số huyện, thành phố giáp ranh với thành phố Cần Thơ ngại ngược đường xuống bệnh viện khám, chữa bệnh. Về cơ chế nhân lực, bệnh viện có thể liên kết thuê bác sĩ tuyến trên về thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cao nhưng chưa thực hiện được do cân nhắc vấn đề chi phí, bệnh nhân phải bỏ số tiền khá nhiều khi triển khai”.
Quả thực khi thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính và nhân lực hơn 2 năm qua (từ năm 2020 đến nay), 2 bệnh viện nhận định có điểm thuận lợi về tự chủ nhân lực và tự chủ về kế hoạch hoạt động, tạo điều kiện cho bệnh viện chủ động đảm bảo được nguồn nhân lực và đảm bảo được kế hoạch hoạt động để phát triển. Tuy nhiên, vẫn cần có sự quan tâm đầu tư về trang thiết bị, xây dựng mở rộng bệnh viện để tạo điều kiện cho bệnh viện có thể tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả điều trị. Có như vậy, sẽ đảm bảo thực hiện được mục tiêu đề ra khi xây dựng thực hiện tự chủ bệnh viện là nâng cao hiệu quả chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân; đồng thời, tạo động lực nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế, thay đổi tích cực về thái độ phục vụ và dịch vụ y tế để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng nhất. Còn đối với các trung tâm y tế khác đã tự chủ 100% khối điều trị, mong muốn được đầu tư về trang thiết bị và đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn y, bác sĩ để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo được niềm tin từ bệnh nhân.
Đây là những vấn đề đặt ra và cần sớm có giải pháp để hỗ trợ khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo duy trì tốt hoạt động ở các bệnh viện, cũng như tạo động lực, sự an tâm cho nhân viên y tế bám trụ phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân!
Khám, chữa bệnh đạt thấp trong những tháng đầu năm nay Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động khám, chữa bệnh chung cả tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm 2021 cả về lượt khám, chữa bệnh ngoại trú lẫn điều trị nội trú. Tổng số lần khám gần 241.000 lượt, đạt gần 20% kế hoạch năm, giảm gần 47% so với cùng kỳ, trong đó tuyến tỉnh đạt thấp nhất chỉ trên 16%. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú gần 20.000 lượt, đạt trên 14% kế hoạch năm, giảm gần 32% so với cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 68%, giảm 0,1% so với cùng kỳ, trong đó, bệnh viện tuyến tỉnh chỉ đạt 49%. Lượt khám, chữa bệnh giảm, kéo theo số lượt thực hiện các dịch vụ kỹ thuật đều giảm ở các cơ sở y tế cũng là nguyên nhân giảm nguồn thu ở các bệnh viện, trung tâm y tế. Số tiêu bản xét nghiệm trên 209.000, giảm trên 69.000; số lần chụp X-quang trên 19.400, giảm trên 31.000; số lượt siêu âm gần 19.000, giảm trên 12.000; số lượt điện tim gần 14.500, giảm trên 7.500; số lượt nội soi chẩn đoán chỉ bằng 1/3; số lượt chụp CT.Scaner, chụp MRI chỉ bằng 1/2 so với cùng kỳ. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM