Chuyện thường ngày quanh ta thì nhiều,m btile cá cược có cái hay, cái chưa hay; có hình ảnh đẹp, cũng có chưa đẹp; nhiều điều cần để ta học tập, phấn đấu, cần để ta rút kinh nghiệm, góp phần cho cuộc sống đẹp hơn. Dần dà, tôi cũng hay viết hơn. Có bài gửi báo địa phương, có bài gửi tạp chí chuyên ngành. Lâu dần, tôi được tạp chí tặng cho cái danh hiệu “cộng tác viên”. Tôi ngẩn ngơ không dám nhận, vì thấy mình chưa xứng đáng! Thế rồi cách đây hơn mười năm, tôi được mời dự lớp tập huấn cho “cộng tác viên” của một tạp chí. Đó là lần đầu tiên tôi được học i-tờ về nghề báo. Tôi nhớ bài đầu tiên là “Bài học về 5W” do nhà báo Phan Khắc Hải, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam truyền đạt. Nghe tiêu đề mà tôi cứ ngơ ngác: “5W” là gì?. Thầy bảo “5W” là viết tắt chữ đầu của 5 từ tiếng Anh, đó là: What, Where, When, Why, Who. Tôi lại càng “khủng hoảng” hơn, vì tiếng Anh tôi mù tịt. Mà sao lại là tiếng Anh, không phải là tiếng Việt? Mình là người Việt, viết tiếng Việt cho người Việt đọc kia mà? Dần dà tôi cũng hiểu muốn viết vấn đề gì đó phải trả lời được “5W”. Đầu tiên là viết cái gì, tức là “What”. Vấn đề muốn viết phải là thông tin mới, sự việc mới. Rồi cái mà ta viết đó ở đâu, tức là “Where”. Khi ta viết sự việc đó phải thông tin rõ diễn ra ở đâu. Chữ thứ ba là “When”, sự việc đó diễn ra khi nào. Chữ thứ tư là “Why”, nghĩa là “tại sao”. Tại sao ta viết sự việc đó, mục đích khi viết về việc đó là để nhiều người biết mà học tập cái hay, loại bỏ cái dở, tránh xa cái xấu, làm những việc hữu ích. Và cuối cùng là “Who”, tức là “cho ai”, viết cho ai đọc. Mỗi bài viết đều nhắm đến một tầng lớp trong xã hội. Cho nên khi viết cần xác định đối tượng hướng tới, sức lan tỏa trong công chúng, như vậy bài viết mới thật sự chất lượng. Nghe những điều đó, tôi reo lên thích thú. Vậy ra viết một tin, một bài cho báo chí đâu phải dễ. Bài học đầu tiên cứ theo tôi trong suốt thời gian qua. Nhân kỷ niệm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tôi càng thấy quý trọng các anh, các chị làm báo. Vì mỗi tin, mỗi bài mà độc giả tiếp cận hàng ngày là tâm huyết của các anh, các chị. Đó không chỉ là nghề nghiệp, mà cả sự đam mê và trách nhiệm xã hội lớn lao. Viết cái gì, viết như thế nào để người đọc thấy tin yêu cuộc sống, thấy trách nhiệm công dân, thấy đường đi tương lai của mỗi người, của đất nước; thấy tình thương yêu của mỗi con người mà góp phần mình xây dựng đất nước phát triển là trọng trách của những người làm báo: chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Lê Huỳnh |