Cải cách tài chính,ơcấulạinềnkinhtếChậmvàchưachắnhà cái khuyến mãi nạp đầu hướng tới cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam | |
Tái cơ cấu nền kinh tế đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu | |
Kế hoạch đầu tư công 2018 phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế | |
Lập BCĐQG về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng |
Cần tập trung phát triển khối kinh tế tư nhân hiệu quả, lớn mạnh. Ảnh: ST. |
Nhiều dấu hiệu tích cực
Báo cáo về nghiên cứu “Đánh giá kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, các chương trình cơ cấu lại nền kinh tế đặt mục tiêu vào 3 trọng tâm chiến lược. Thứ nhất là tái cơ cấu đầu tư, giúp đầu tư xã hội đạt mục tiêu đề ra, tăng mạnh đầu tư tư nhân, nhưng đến nay cơ cấu đầu tư vẫn chưa đồng đều, đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, trong khi một số lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bảo hiểm lại giảm xuống. Thứ hai là tái cơ cấu thị trường tài chính, hiện tình trạng sở hữu chéo về cơ bản đã được xử lý, giảm từ 56 cặp sở hữu chéo năm 2012 xuống chỉ còn 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau; việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém cũng đã được triển khai tích cực, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng được cải thiện, bình quân đạt 12,08%; nợ xấu được xử lý một bước và thực chất hơn. Thứ ba là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhưng số lượng và chất lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa và thoái vốn vẫn còn rất chậm so với mục tiêu đề ra.
Nhận định về những vấn đề trên, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đã cải thiện nhất định về cách thức và chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng chủ yếu dựa vào cải cách và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thay vì nhờ vào mở rộng tín dụng và các gói kích thích kinh tế như giai đoạn 2006-2010, hiệu quả đầu tư gia tăng đáng kể. Hơn nữa, cơ cấu tổng thể nền kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, nhất là khu vực kinh tế nhà nước giảm mạnh, kinh tế tư nhân khởi sắc hơn với việc một số tập đoàn kinh tế tư nhân đã chuyển từ chủ yếu kinh doanh bất động sản sang kinh doanh đa ngành nghề, lấy công nghiệp, công nghệ và chất lượng dịch vụ làm trọng tâm…
Cũng nhận xét về sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua là cầu trong nước tăng bền vững. Đặc biệt, các công ty trong nước cũng đã đóng góp mạnh hơn vào giá trị xuất khẩu của cả nước, nếu đây là xu hướng tăng lên thì sẽ là dấu hiệu tích cực, cho thấy Việt Nam đang chuyển đổi mạnh cơ cấu từ phụ thuộc vào khối doanh nghiệp nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước.
Nhiều "lỗ hổng" và dễ tổn thương
Dù có những kết quả tích cực như trên, nhưng báo cáo của CIEM nhận định, cơ cấu ngành kinh tế vẫn kém năng động, có sự dịch chuyển theo hướng kém lành mạnh, kém cân bằng và dễ bị tổn thương hơn. Bởi khu vực kinh tế tư nhân chính thức trong nước còn quá nhỏ, tăng trưởng chưa nhanh để khẳng định đúng vai trò của mình; trong khi khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn chiếm nguồn lực rất lớn, chiếm 1/5 GDP, 1/4 tổng đầu tư xã hội, toàn bộ thặng dư thương mại… Điều này sẽ tạo thành sự chia cắt giữa thành phần kinh tế, thiếu sự tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để tạo thành một nền kinh tế thống nhất. Nên nhìn chung, các chương trình tái cơ cấu đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu.
Cũng nhận định về những thay đổi trong việc cơ cấu lại bền kinh tế, ông Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, dù đã có 35 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường với rất nhiều cải cách về thể chế nhưng chất lượng của thể chế kinh tế thị trường vẫn còn thấp và chưa đồng đều ở các ngành nghề, lĩnh vực; thị trường chưa thực sự là cơ sở, căn cứ để huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển. Hơn nữa, tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng đã làm được nhiều việc và đạt được nhiều kết quả tốt, nhưng việc “gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng” chưa thực sự rõ nét. Một mô hình tăng trưởng mới dựa trên tăng năng suất lao động, trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất cao chưa được hình thành.
Rõ ràng, nền kinh tế của nước ta còn nhiều “lỗ hổng” và chưa phát triển đúng mức để “mạnh mẽ” hơn trước các tác động từ bên ngoài, nhất là trong bối cảnh hiện nay, các cuộc chiến tranh thương mại, xung đột chính trị của các nước trên thế giới đều có thể tác động mạnh tới nền kinh tế trong nước. Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên nhân sâu xa cho sự chậm và chưa chắc này là do việc không thay đổi tư duy, không cải cách chuyển đổi dứt khoát sang kinh tế thị trường. Hệ quả là việc chỉ đạo điều hành còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa phù hợp. “Chúng ta quanh quẩn mãi với các khái niệm không rõ ràng, không thay đổi được tư duy và nhận thức về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò của kinh tế tư nhân, từ đó để cho khu vực FDI hưởng lợi”, TS. Cung nhấn mạnh.
Do vậy, các chuyên gia đều khuyến nghị, thời gian này, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế một cách thực chất, định hình mô hình tăng trưởng kinh tế mới. Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, cần đánh giá kỹ lưỡng kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 năm qua ra sao, bao trùm đến đâu, còn điểm nghẽn gì để tập trung khắc phục trong thời gian tới. Đối với giai đoạn 2021-2030, các cơ quan Nhà nước cần làm ra mối quan hệ giữa ba yếu tố: phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và bao trùm - bởi chúng ta thường lúng túng xác định các tiêu chí này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần có các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng của nền kinh tế, làm cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển nhanh hơn và đồng đều hơn, làm doanh nghiệp nhà nước tự chủ hơn, năng động hơn theo quy luật thị trường. Nhưng để nền kinh tế luôn năng động trong trạng thái động, không thể thiếu vai trò dẫn dắt, thúc đẩy của Nhà nước, nên phải thực hiện đúng nghĩa và thực chất là một Nhà nước kiến tạo.