【kết quả châu á】“Chiến thần” Hà Linh bán Dược phẩm Hoa Linh: Xu hướng khiến triệu người lo sợ?

时间:2025-01-12 15:46:28 来源:88Point

Dậy sóng với “chiến thần” Hà Linh

Vài ngày qua,ếnthầnHàLinhbánDượcphẩmHoaLinhXuhướngkhiếntriệungườilosợkết quả châu á “drama” nổi lên gây chú ý mạnh mẽ là sự việc công ty dược phẩm Hoa Linh và nữ Youtuber được mệnh danh là “chiến thần review” - một KOC (Key Opinion Consumer - người chuyên đưa ra nhận xét, cảm nhận về một sản phẩm) có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam.

Sự việc làm bùng nổ mạng xã hội sau khi Dược phẩm Hoa Linh thuê "chiến thần" Hà Linh livestream bán giá shock. Trong video, Hà Linh tuyên bố 2 sản phẩm của Dược phẩm Hoa Linh là dầu gội Nguyên Xuân màu xanh và màu nâu sẽ được bán với giá lần lượt là 18.000 đồng và 11.000 đồng.

Cú sốc đến từ mức giá quá rẻ so với mặt bằng hiện tại và nó làm dậy sóng mạng xã hội khi nhiều người ngã ngửa và cho rằng họ đã phải trả quá cao trước đó cho những sản phẩm tiêu dùng khi qua tay các nhà phân phối/đại lý.

Trong khi đó, các nhà phân phối của hãng dược phẩm Hoa Linh than trời, nhiều người bức xúc với cú “dọn kho” của hãng này.

Trên trang web của Hoa Linh có danh sách đơn vị phân phối. Tuy nhiên, có nơi thông tin, họ không phân phối sản phẩm này, như trường hợp Dược phẩm Thương mại An Phát tại Lào Cai.

Một nguồn thông tin từ dược phẩm Hoa Linh cho biết, giá mỗi sản phẩm ở mỗi kênh khác nhau là khác nhau.

Trên thực tế, mức giá sản phẩm dầu gội Nguyên Xuân được một số nhà phân phối bán với giá 70-80.000 đồng. Trong khi đó, giá bán dầu gội dược liệu Nguyên Xuân 600ml ở trên mạng có giá từ 80.000 đồng đến 190.000 đồng/chai. 

Nhiều bình luận cho rằng, chi phí quảng bá, bán hàng của hãng này là quá lớn! Và cho rằng, các nhà phân phối đã “thổi giá”, “ăn” lãi quá nhiều.

Và cũng từ đây, một vấn đề được đặt ra là liệu cơ hội kinh doanh trong tương lai của các nhà phân phối, các đại lý và ông lớn bán lẻ có trở nên u ám hơn?

Với một cú sốc như sự kiện chiến thần review Hà Linh bán sản phẩm của dược phẩm Hoa Linh giá “như cho” sẽ khiến rất nhiều người tiêu dùng sẽ nghĩ là tội gì không mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Và tại sao phải bỏ tiền gấp 5-7 lần để mua từ các nhà phân phối/đại lý?

Những áp lực từ các kênh phân phối đã khiến dược phẩm Hoa Linh trưa nay đã phải đăng tải lời xin lỗi các nhà thuốc, nhà phân phối trên fanpage Facebook, giải thích rằng đây là chương trình bán hàng khuyến mãi đặc biệt và số lượng sản phẩm bán trong livestream có hạn và chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.

Tuy nhiên, nhiều bình luận cho rằng, đây không phải là một buổi bán hàng có hạn, mà số lượng hàng bán rất lớn và câu từ mà Hà Linh dùng là “dọn kho”. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi là giá thành thực sự của sản phẩm Hoa Linh bao nhiêu.

Sự phẫn nộ của dư luận trên fanpage của Hoa Linh cũng như trên mạng xã hội cho thấy đâu đó có một nỗi lo sợ thực sự về một xu hướng kinh doanh mới đang hình thành tại Việt Nam. Và xu hướng này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu một trong những ngành nghề kinh doanh mà trước nay được xem là bền vững muôn thủa và sinh lời hàng đầu (phân phối/bán lẻ) có phai tàn?

Bán tận tay khách hàng: Chiêu marketing, hay một xu hướng mới?

Ông Tuấn Hà, Chủ tịch Vinalink nhận định, sự kiện Hà Linh livestream cho công ty dược trong vòng 30 phút bán được 60.000 đơn hàng thể hiện livestream là kênh phân phối đáng gờm. Ở Trung Quốc, CEO Alibaba Jack Ma đã livestream bán hàng và người người ở Trung Quốc đã livestream bán hàng trên trang TikTok…, chốt được rất nhiều đơn hàng trong 1 sự kiện livestream.

Chuyên gia Vinalink cho rằng, sự kiện của Hoa Linh là sự chuyển dịch sang Việt Nam. Tuy nhiên, khi các nhãn hàng bắt tay với các livestreamer, thu hút câu view, các nền tảng mảng xã hội chỉ đẩy traffic cho những KOC nào có chương trình flash sale, giảm giá khủng khiếp, dọn kho. Nếu Hà Linh bán sản phẩm bình thường thì khó có đơn hàng, nếu có cũng chỉ lác đác. 

Với traffic "khủng" cộng với flash sale mới sinh ra đơn hàng lớn. Đây là điều bắt buộc với ngành livestream. Nhãn hàng muốn nổi tiếng phải bán “dọn kho”, mới thuê KOC được.

Tuy nhiên, chiến dịch này không thông báo cho đại lý và do vậy các đại lý phản ứng dữ dội, sinh ra scandal.

Bán hàng online nở rộ nhiều năm gần đây. (Ảnh: LUG)

Việc phản ứng giữa 2 phe sinh ra việc cả nước biết đến sự kiện này, báo chí vào cuộc. Điều này cũng có nghĩa công ty dược đạt được mục tiêu, làm cho thương hiệu, sản phẩm của mình nổi tiếng. Đấy chính là 1 chiêu làm scandal.

Tuy nhiên, chiêu này có tác dụng và tác hại. Đối với thương hiệu lớn, ngành hàng như dược, việc này giết chết uy tín của mình đối với nhà phân phối và các khách hàng cũ. Họ chấp nhận phá hủy mối quan hệ, niềm tin, của các nhà phân phối vào nhãn hàng, phá hủy niềm tin của khách hàng cũ vào nhãn hàng, họ chấp nhận điều này để thu hút khách hàng mới.

Theo ông Tuấn Hà, nếu muốn giữ tập khách hàng cũ mà làm cách này thì đấy là cách làm kém về mặt marketing, thương hiệu. 

“Ai đã làm về hệ thống đại lý mới hiểu, chăm sóc đại lý khách hàng cũ vô cùng mệt mỏi, vất vả tốn nhiều tiền mà giữ họ khó, không giữ được thì đối thủ vượt lên. Nhà sản xuất phải chi nhiều tiền giữ đại lý, khách hàng. Đây mới là khách hàng lâu dài.

Trong khi khách hàng mới sẽ chỉ mua cho vui khi khuyến mãi và có thể sẽ không mua lần 2 nếu không có giảm giá”, ông Hà khẳng định.

Thực tế cho thấy, mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và xu hướng này có thể tiếp tục trong thời gian tới khi mà công nghệ ngày càng phát triển và tạo ra các nền tảng tương tác nhanh chóng, thuận tiện và sống động. Xu hướng này có thể đe dọa ngành kinh doanh trung gian phân phối/bán lẻ vốn trước nay được xem là bền vững muôn thủa và sinh lời hàng đầu.

Thế giới đang thay đổi mạnh mẽ nhờ công nghệ và tư duy sáng tạo của con người có thể tạo ra những công việc mới. Nhiều công việc cũ có thể mất dần chỗ đứng, thậm chí có thể biến mất.

Tuy nhiên, mọi sự phát triển và suy tàn đều cần có thời gian. Hơn thế, có nhiều trường hợp, cái mới chưa hẳn đã thay được cái cũ. Phương thức cũ có thể được cải thiện để tốt hơn, trong khi phương thức mới cũng có thể còn nhiều bất cập.

Năm 2021, "nữ hoàng bán hàng trực tuyến" của Trung Quốc Vi Á đã bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu USD với tội danh trốn thuế. Nhiều tài khoản bán hàng online của “nữ hoàng” này bị xóa khỏi mọi nền tảng livestream như Taobao Live, Douyin và Weibo…

Hay Xueli Cherie, một influencer bán hàng online nổi tiếng của Trung Quốc, cũng đã không quay lại livestream sau lùm xùm trốn thuế.

Đại dịch và công nghệ đã thúc đẩy hoạt động bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng (D2C) phát triển mạnh. Tuy nhiên, với nhà sản xuất, chuỗi cung ứng của mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng rất khác so với hoạt động cung cấp hàng cho các nhà bán lẻ.

Nhà sản xuất khi đó phải quản lý đường đi của từng lô hàng riêng lẻ, chứ không còn quản lý từng lô hàng chục container nữa…

Và để hỗ trợ cho xu hướng mới, thực tế cũng ghi nhận sự xuất hiện của các nhà bán lẻ trực tuyến như Shopify, Best Buy… và các nhà cung cấp phần mềm chuỗi cung ứng như Manhattan Associates, Blue Yonder…

Xu hướng sử dụng những người nổi tiếng để bán hàng trực tuyến hay doanh nghiệp sản xuất tự lập ra web bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (như Snacks.com và PantryShop.com của PepsiCo) đã khá phổ biến. Dù vậy, các kênh phân phối/bán lẻ chuyên nghiệp vẫn được xem là một mô hình hỗ trợ rất tốt cho phần lớn các doanh nghiệp bởi tính chuyên nghiệp trong bán hàng và khả năng phục vụ tốt, các chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng…

Sự chênh lệch giá cả quá lớn giữa giá bán trực tiếp và bán qua trung gian có lẽ cũng chỉ là một bộ phận nhỏ hoặc/và là một đợt gây sốc làm hình ảnh. Sự xuất hiện nhà phân phối, chuỗi bán lẻ tạo ra sự cạnh tranh tốt và qua đó góp phần giúp giá cả tới tay người tiêu dùng thấp nhất có thể. 

推荐内容