游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:28:09
Hy hữu trường hợp em bé bị dây rốn quấn cổ 5 vòng
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hà, Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, dây rốn quấn cổ là tình trạng khá phổ biến ở thai nhi. Tuy nhiên, dây rốn quấn cổ thường từ một đến hai vòng, các trường hợp dây rốn quấn cổ từ 5 vòng như của chị Nguyễn Thị Nhung là rất hiếm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai nhi.
Trong quá trình khám thai, siêu âm, chị Nhung được các bác sĩ chẩn đoán tình trạng dây rốn quấn cổ. Chị Nhung cho biết: "Lúc ấy mình khá lo lắng, chỉ biết đếm từng ngày chờ sinh và mong con bình an khỏe mạnh".
Do hai lần sinh trước, chị Nhung đã sinh theo hình thức mổ đẻ, vì vậy để đảm bảo an toàn, các bác sĩ đã chỉ định phương pháp đẻ mổ cho lần sinh thứ 3 này của chị.
"Điều gây khó khăn nhất trong ca mổ này chính là vấn đề thời gian. Nếu không kịp thời mổ lấy thai có thể gây nguy cơ suy thai, ngạt sau sinh, thậm chí là thai lưu trong một số trường hợp. Với những mẹ đã mổ đẻ nhiều lần như chị Nhung thì những rủi ro trong quá trình sinh thai phụ gặp phải cũng sẽ nhiều hơn", bác sĩ Hà cho biết.
Hành trình vượt cạn khó khăn và cam go
Sau khi nhập viện, chị Nhung được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCItheo dõi, kiểm tra tổng quát đánh giá tình trạng sức khỏe. Nhận thấy trường hợp của chị Nhung không thể chậm trễ, các bác sĩ đã chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hà, bác sĩ mổ chính cho ca của chị Nguyễn Thị Nhung cho biết: "Trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn 5 vòng quanh cổ rất hiếm gặp, thông thường các ca dây rốn quấn cổ chỉ 2-3 vòng, nhưng trường hợp thai nhi của sản phụ Nguyễn Thị Nhung bị quấn 5 vòng là hy hữu. Trường hợp này đòi hỏi bác sĩ cần phải có kinh nghiệm, tay nghề cao theo dõi sát sao và xử trí kịp thời các tình huống phát sinh đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé".
Theo đó, ê-kip mổ đã mổ thành công, mẹ và bé an toàn. Em bé chào đời nặng 2,6kg. Sau sinh, em bé được cho da kề da với mẹ cũng như thực hiện các bước chăm sóc cần thiết sau sinh. Hiện tại, sức khỏe của chị Nhung đã ổn định, em bé phản xạ tốt, các chỉ số sinh tồn đều cho kết quả bình thường.
Phòng tránh tình trạng dây rốn quấn cổ bằng cách nào?
Theo bác sĩ Hà, việc dây rốn quấn cổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho quá trình phát triển của thai nhi, vì vậy để hạn chế tình trạng này, mẹ nên hạn chế hoạt động mạnh, vận động quá sức, tránh ngủ muộn, ngủ sai tư thế,...
Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi các trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi xảy ra mặc dù bạn đã làm tất cả các điều trên. Vì vậy, nếu bạn phát hiện dấu hiệu bất thường như thai nhi quẫy đạp hoặc không cử động, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
"Trường hợp của chị Nguyễn Thị Nhung là một trong những trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, do được thăm khám cũng như theo dõi kỹ lưỡng tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI trong suốt thai kỳ, cả hai mẹ con đã vượt cạn an toàn", bác sĩ Hà khẳng định.
Sức khỏe chủ độnglà chuyên mục do báo điện tử Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.
Tháng 4 này, thai sản trọn gói Thu Cúc TCI giảm tới 45% chi phí. Liên hệ 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn hoặc xem thêm tại đây.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接