【soi kèo cerezo osaka】ADB hỗ trợ Hải quan Việt Nam phát triển chương trình DN ưu tiên
Thông qua hội thảo này,ỗtrợHảiquanViệtNampháttriểnchươngtrìnhDNưutiêsoi kèo cerezo osaka ADB sẽ hiểu được cơ cấu và hoạt động của chương trình DN ưu tiên tại Việt Nam, từ đó xác định những lĩnh vực cần thêm hỗ trợ của ADB.
Tại hội thảo, đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan đã giới thiệu tóm tắt về quá trình phát triển Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO); đối tượng tham gia; các chế độ ưu tiên; điều kiện áp dụng, thủ tục và quá trình quản lý DN ưu tiên sau công nhận.
Chế độ ưu tiên đối với DN XNK được áp dụng thí điểm từ năm 2011 theo Thông tư 03/2011/TT-BTC. Thời điểm này có 8 DN được công nhận là DN ưu tiên. Đến năm 2016, số lượng DN ưu tiên tăng lên 43 DN, trong đó có 16 DN Việt Nam, 10 DN Hàn Quốc, 9 DN Nhật Bản, 2 DN Hoa Kỳ; 3 DN Đài Loan (Trung Quốc) và còn lại là DN Ý, Đan Mạch, Việt-Nga.
Tại Việt Nam, DN ưu tiên được miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra hàng hóa thực tế (trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên và kiểm tra theo dấu hiệu); được thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh; ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan… Về thủ tục thuế, DN ưu tiên được hoàn thuế trước, kiểm tra sau và được chi cục kiểm tra sau thông quan ra quyết định không thu thuế trước, kiểm tra sau trên cơ sở báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư loại hình gia công, sản xuất XK. Đối với kiểm tra sau thông quan, các DN này cùng được miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hai quan và chỉ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN không quá 1 lần trong 3 năm liên tục kể từ ngày ký quyết định (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm).
Để được áp dụng chế độ ưu tiên là DN phải đáp ứng các điều kiện về tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế; điều kiện về kim ngạch XNK; điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện từ; đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ; chấp hành tốt pháp luật kế toán, kiểm toán…
Với những thông tin được Hải quan Việt Nam cung cấp, ông Jerry Taylor- chuyên gia về DN ưu tiên của ADB cho rằng, hiện nay chương trình DN ưu tiên ở Việt Nam đã được quy định tương đối hoàn thiện, thể hiện bằng việc đã được luật hóa tại Luật Hải quan năm 2014. Thông quan chương trình làm việc với Tổng cục Hải quan, ADB mong muốn cùng thảo luận để có thể xác định những lĩnh vực có thể hỗ trợ Hải quan Việt Nam trong chương trình AEO. Qua đó, hai bên sẽ xây dựng chương trình hành động tăng cường chương trình DN ưu tiên thành chương trình DN ưu tiên tại Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế.
Theo ông Jerry Taylor, chương trình DN ưu tiên rất quan trọng bởi thể hiện việc đáp ứng cam kết của Việt Nam với Chương trình cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); điều này cũng có lợi cho cả Tổng cục Hải quan và DN cùng hướng tới tạo thuận lợi thương mại; đồng thời, cơ quan Hải quan cũng giảm bớt áp lực nguồn lực. Điều quan trọng là phải xác định chương trình DN ưu tiên không phải là chương trình dựa trên an ninh mà là chương trình “đối tác thương mại được tin cậy”- ông Jerry Taylor nói.