您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【keo nja cai】Đề xuất sửa quy định quản lý sản phẩm hàng hoá bằng mã số, mã vạch 正文

【keo nja cai】Đề xuất sửa quy định quản lý sản phẩm hàng hoá bằng mã số, mã vạch

时间:2025-01-10 00:49:55 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Xác định vấn đề bất cậpQuản lý nhà nước về mã số, mã vạch đ&atild keo nja cai

Xác định vấn đề bất cập

Quản lý nhà nước về mã số,Đềxuấtsửaquyđịnhquảnlýsảnphẩmhànghoábằngmãsốmãvạkeo nja cai mã vạch đã được quy định từ gần 20 năm trước theo Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số, mã vạch. Để triển khai thực hiện, Bộ KH&CN đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn (Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 và Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 của Bộ KH&CN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN).

GS1 là tổ chức mã số, mã vạch quốc tế với 115 quốc gia thành viên. Theo thống kê, mã vạch GS1 được sử dụng bởi hơn 2 triệu doanh nghiệp, hơn 100 triệu sản phẩm có gán mã GS1 và hơn 6 tỷ lượt quét mã vạch GS1 hằng ngày trên toàn thế giới. GS1 cũng là một tổ chức tiêu chuẩn hóa.

Từ năm 1989, GS1 đã ban hành tiêu chuẩn quốc tế về trao đổi dữ liệu điện tử EDI. Ngoài ra, GS1 cũng xây dựng các tiêu chuẩn về chip RFID, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn về định danh trang thiết bị y tế theo quy định của U.S FDA của Mỹ và MDR của Châu Âu. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn của GS1 đã hài hòa, được công nhận bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và được sử dụng viện dẫn trong các tiêu chuẩn ISO.

Mã số, mã vạch là công cụ hữu hiệu được ứng dụng phổ biến trong quản lý và được sử dụng bởi tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, cơ quan quản lý, người tiêu dùng… Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mã số, mã vạch là tiện ích đóng vai trò to lớn trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giúp cho việc kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm, từ đó các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể ứng dụng để truy xuất nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm, quản lý sản xuất, bán hàng, kho bãi, giao nhận vận chuyển.

Trong quản lý chất lượng sản phẩm, mã số, mã vạch là yếu tố cơ bản liên kết thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm (công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa); là công cụ phục vụ nhà sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm; người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm; tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.

Mã số, mã vạch giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế thông qua việc: tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu; giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho khai báo, thông quan, tính thuế; hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu.

Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng mã số, mã vạch. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa các quốc gia, gian lận xuất xứ đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của doanh nghiệp chân chính, uy tín của các sản phẩm và môi trường kinh doanh từng quốc gia. Để ngăn chặn gian lận xuất xứ từ việc biến một nước nào đó thành điểm trung chuyển hàng xuất khẩu giả sang nước thứ ba, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ để đảm bảo uy tín của sản phẩm, hàng hóa của quốc gia mình.

Cũng như nhiều quốc gia, ở Việt Nam, cơ quan hải quan và các cơ quan quản lý có thẩm quyền chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, làm giả xuất xứ, dán nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trung chuyển hàng hóa trái phép.

Việc xác minh sử dụng mã nước ngoài, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm tại Việt Nam sẽ giúp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời minh bạch hóa nguồn gốc các sản phẩm trên thị trường, tăng uy tín đối với khách hàng.

 Ảnh minh hoạ