Một phiên bỏ phiếu tại INTA Chiều 21-1 (giờ Việt Nam),ọngvịthếquốctếvagravequanhệđốitaacutectoagravendiệnvớiViệurawa reds đấu với cerezo Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết đề nghị Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Kết quả bỏ phiếu cho thấy các Hiệp định EVFTA và EVIPA đã nhận được sự ủng hộ của đa số các nghị sỹ INTA. Tỷ lệ bỏ phiếu thuận cho hai hiệp định tại INTA được đánh giá là cao nhất so với một số FTA gần đây giữa EU và các đối tác. Điều này thể hiện sự coi trọng, đánh giá cao của các nghị sỹ và các quốc gia thành viên EU đối với các hiệp định cũng như vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU. Việc ký các hiệp định EVFTA và EVIPA với EU là kết quả quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua. Đây là những hiệp định được đánh giá là toàn diện nhất giữa EU với một nước đối tác đang phát triển với mức độ cam kết sâu rộng, bao quát các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững. Theo một số nghiên cứu, Hiệp định EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ giúp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025. Ủy ban châu Âu ước tính GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đe dọa sự phát triển ổn định của kinh tế thế giới và các khu vực, Hiệp định EVFTA và EVIPA là thông điệp cụ thể của Việt Nam và EU ủng hộ và thúc đẩy tự do hóa thương mại dựa trên luật lệ, bình đẳng, cùng có lợi. Thông qua các hiệp định, Việt Nam có cơ hội tận dụng các cam kết về tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư và phát triển bền vững để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm, đa dạng hóa thị trường, đối tác và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Về phía EU, các hiệp định được đánh giá sẽ góp phần làm sâu sắc quan hệ đối tác giữa EU và các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong tiến trình phê chuẩn EVFTA và EVIPA, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và các cơ quan liên quan chú trọng lồng ghép nội dung trao đổi về EVFTA và EVIPA vào các hoạt động tiếp xúc giữa lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam với lãnh đạo EU trong khuôn khổ song phương và bên lề các diễn đàn quốc tế như Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Kinh tế tế giới (WEF), các diễn đàn liên nghị viện... Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội và các Bộ Công Thương, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an… tích cực trao đổi với các cơ quan đối tác EU về những vấn đề cùng quan tâm liên quan đến các hiệp định, bao gồm chuẩn bị thực thi các cam kết về thương mại-đầu tư, phát triển bền vững, lao động, cơ chế giám sát và thực thi hiệp định… Đồng thời, Đại sứ quán-Phái đoàn Việt Nam tại Bỉ và EU và các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước EU đã tích cực triển khai các hoạt động thông tin, trao đổi về EVFTA và EVIPA với các nghị sỹ và các đối tác sở tại nhằm thúc đẩy tiến trình phê chuẩn hai hiệp định. Với sự ủng hộ của các nghị sỹ INTA, hồ sơ phê chuẩn các hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ sớm được trình lên Nghị viện châu Âu xem xét phê chuẩn trong thời gian tới. |