【tỷ lệ kèo bóng đá tối hôm nay】Nhiều thách thức trong việc bỏ trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch
Theềutháchthứctrongviệcbỏtrợcấpchonhiênliệuhóathạtỷ lệ kèo bóng đá tối hôm nayo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm GREENID, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm tới việc dỡ bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, cải cách thị trường điện, đánh thuế Môi trường và việc cải cách trong dài hạn sẽ giúp giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước.
Việc cải cách cũng sẽ giúp tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao hiệu quả năng lượng, cải thiện mức độ tin cậy của nguồn cung năng lượng. Bên cạnh đó, cải cách cũng tăng tính công bằng, giúp giải phóng nguồn lực cho các lĩnh vực đầu tư ưu tiên cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động cho hộ nghèo và DN dễ tổn thương.
Tuy nhiên, theo bà Khanh, thách thức đối với việc cải cách tài khóa đối với nhiên liệu hóa thạch chính là việc các DNNN vẫn chi phối sản xuất và phân phối nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay có nhiều hình thức trợ cấp dưới các hình thức đối xử ưu đãi cho DNNN trong ngành năng lượng, vì vậy, việc cải cách tài khóa nhiên liệu hóa thạch đòi hỏi phải cải cách DNNN.
“Hiện nay một số chi phí xã hội và môi trường đã được gắn vào giá năng lượng, tuy nhiên, trên thực tế thuế Bảo vệ môi trường vẫn đang ở mức thấp. Ngoài ra, những trợ cấp nhiên liệu hóa thạch gián tiếp rất khó đo lường, ví dụ như dùng vốn vay ưu đãi lãi suất thấp, chồng nợ, trợ cấp chéo, giảm/xóa nợ...”, bà Khanh cho biết.
Theo bà Khanh, mặc dù việc tăng giá là quan trọng để dỡ bỏ trợ giá đối với nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên bà Khanh cũng cho rằng, cải cách tài khóa không chỉ là tăng giá.
“Công chúng còn hồ nghi đối với lý do tăng giá năng lượng, do sự thiếu minh bạch và thiếu hiệu quả của các DNNN. Thị trường thiếu cạnh tranh dẫn tới hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, giá năng lượng thấp, rủi ro chính sách và thiếu khả năng tiên liệu giá là rào cản đối với việc đầu tư tư nhân vào xây dựng, nâng cao năng lực phát điện. Tự do hóa giá trong bối cảnh độc quyền của DNNN đòi hỏi phải có các cơ quan điều tiết mạnh và độc lập”, bà Khanh kiến nghị.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch tại Việt Nam dao động từ 1,2 đến 4,5 tỷ USD/năm trong giai đoạn từ 2007-2012. Trong đó, điện là mặt hàng được trợ cấp lớn nhất, cụ thể năm 2007 số tiền trợ cấp là 1,68 tỷ USD, năm 2008 là 2,25 tỷ USD, năm 2010 là 3,19 tỷ USD và năm 2012 là 2,86 tỷ USD. Bên cạnh đó, dầu khí cũng là mặt hàng được trợ cấp lớn, cụ thể, năm 2010, trợ cấp cho dầu khí khoảng 1 tỷ USD, năm 2011 là 1,15 tỷ USD và năm 2012 là 0,33 tỷ USD. |