Sáng ngày 28/6,ầnĐìnhThiênCầnmạnhdạnbơmtiềnchonềnkinhtếgiải quốc gia hà lan chia sẻ tại Hội thảo “Dòng tiền và xu thế bất động sảncuối năm 2022”, PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế, Thành viên tổ tư vấn Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho hay, Việt Nam đã đứng trước những thách thức rất lớn khi nền kinh tế có độ mở cao, lệ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài… Bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng bên ngoài rất nhiều trong bối cảnh thực lực chưa mạnh như: tách khỏi FDI, người lao động bỏ chạy… Tuy nhiên, không thể phủ nhận Việt Nam dù sức cạnh tranh yếu nhưng vẫn có thể trụ vững bởi có khát vọng trỗi dậy mạnh mẽ. “Vậy liệu Việt Nam có thể làm gì trước những thách thức đó?”, P.GS TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề và cho rằng, để có thể phát triển kịp với thế giới, Việt Nam phải nắm được những bài học “tốc hành”.
Cụ thể, đó chính là bài học về toàn cầu hóa với rủi ro toàn cầu, hỗ trợ lẫn nhau, liên kết để cùng tồn tại, còn một người nhiễm Covid-19, thế giới chưa an toàn. Bài học về “luật chơi”, không nên tự cô lập mình. Bài học về “lợi thế đi sau” là sự tích cực phát triển kinh tế số và công nghệ cao để thoát khỏi rủi ro, tận dụng xu thế thời đại. Bài học chuẩn bị năng lực đón đầu xu thế. “Một thế giới bất thường mang đến nhiều thách thức, rủi ro khó lường và ngoài tầm kiểm soát. Việt Nam là một đất nước có nền tảng tốt, có đà phát triển, có khát vọng nên không thể để lãng phí cơ hội”, P.GS TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh. Chia sẻ về vấn đề lạm phát, vị chuyên gia này cho hay, theo dự báo từ các tổ chức quốc tế, tăng trưởng GDP 2022-2023 của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên theo thời gian trong khi kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn với nỗi lo lạm phát. Việt Nam mấy năm nay kiểm soát lạm phát tốt, chưa bao giờ Chính phủ Việt Nam có năng lực kiểm soát ổn định vĩ mô và lạm phát tốt như bây giờ. Câu chuyện của chúng ta, là tình thế bất thường phải xử sự theo nguyên tắc khác thường. Tôi đề nghị việc bơm tiền vẫn phải tiếp tục, những khả năng nào để kéo lạm phát chi phí đẩy xuống phải tung ra hết. Tuy nhiên, chúng ta vẫn theo tư duy tăng cường sức mạnh ngân sách hơn là củng cố các công cụ tăng trưởng. Vốn công hiện đang giải ngân rất chậm, trong khi vốn tư lại cực kỳ linh hoạt. Một nền kinh tế chỉ tăng trưởng 5% mà vốn tư lại tăng trưởng ghê gớm, trong khi cùng một cơ chế. Điều này đặt ra câu chuyện các dòng vốn quốc gia đang vận động lệch pha, đáng lẽ ra phải thúc vốn công thì lại chậm. Tôi cho rằng, thời gian tới, chúng ta không được sợ lạm phát, phải tin vào năng lực quốc gia, phải bơm máu cho nền kinh tế. Trong đó, dòng tiền vào bất động sản là vấn đề mấu chốt về mặt vĩ mô, không chỉ cứu ngành bất động sản mà còn tạo động lực cho nền kinh tế. Tôi vẫn tin rằng, phải tiếp tục câu chuyện bơm tiền cho nền kinh tế trên tình thần phục hồi và phát triển, không phải rón rén, ngắt quãng, đợi “gục” rồi lại bơm tiếp. Theo ông Thiên, trong hai năm vừa rồi Việt Nam trụ hạng rất tốt nhưng vẫn có 2 bài học cần rút ra. Thứ nhất là chính phủ phải có bản lĩnh, phải biết lựa chọn các chính sách linh hoạt, không nên thay đổi quá nhiều mà cũng không nên duy trì một chính sách cứng nhắc mãi. Vậy nên việc điều hành cần có bản lĩnh và năng lực, “Dĩ bất biến – ứng vạn biến”, cần linh hoạt linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán và quyết liệt hành động. Thứ 2 là phải chống dịch không được gây đứt chuỗi kinh tế. Thực trạng cho thấy nền kinh tế nhiều lần thiệt hại gây tranh cãi ví dụ như câu chuyện hàng thiết yếu giữa bánh mì và… băng vệ sinh. Ta cần duy trì dòng tiền, dòng lao động và dòng hàng hóa, không để đứt chuỗi nền kinh tế thị trường. |