【lịch đá bóng hôm nay vn】Địa phương lơ là, doanh nghiệp gian lận, nông sản Việt ăn "quả đắng"

Trái cây Việt liên tục bước chân vào thị trường “khó tính”
Nhiều loại trái cây nhập khẩu giảm giá mạnh
Doanh nghiệp đầu tư toàn diện để đưa trái cây Việt vào các thị trường khó tính
5727 img 4313
Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Ảnh: N.Hiền

Cấp gần 1.000 mã số vùng trồng

Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), đến thời điểm hiện tại, đối với các thị trường xuất khẩu nông sản “khó tính”, Việt Nam đã cấp được 998 mã số vùng trồng.

Trong đó các mã số được cấp nhiều nhất là cho thị trường Hoa Kỳ (471), tiếp đó là Australia và New Zealand (393), Hàn Quốc (199) và cuối cùng là các thị trường Thái Lan, Nhật Bản, EU. Ngoài ra, có 47 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp cho nông sản xuất khẩu sang các thị trường này.

Riêng thị trường Trung Quốc, tính đến tháng 8/2020 đã có 47 tỉnh gửi văn bản đề nghị và đã cấp được 1.735 mã số vùng trồng với diện tích trên 180.000 ha cho 9 loại quả tươi (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt) đã được xuất khẩu chính ngạch và 1.832 mã số cơ sở đóng gói.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, trong thời gian qua, việc kiểm tra và giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại các địa phương được thực hiện về cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, tháng 6/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam về 220 lô xoài (khoảng 3.300 tấn trong tổng số 750.000 tấn đã xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2019 và 2020 – chiếm khoảng 0,43% tổng lượng xuất khẩu) vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Phía Trung Quốc yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu xoài từ các 12 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói có liên quan để phối hợp tiến hành điều tra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý, trong đó nhiều nhất là Tiền Giang (có 15 mã số nhà đóng gói và vùng trồng), tiếp đó là An Giang (7 mã) và thấp nhất là Vĩnh Long (2 mã).

"Mặc dù tỷ lệ số mã số cơ sở đóng gói và vùng trồng đang bị phía Trung Quốc tạm ngưng xuất khẩu là không lớn, nhưng đây là một tín hiệu cho thấy công tác kiểm tra, giám sát và quản lý mã số vùng trồng đối với các nông sản xuất khẩu cần phải được rà soát, chấn chỉnh kịp thời", ông Hoàng Trung nhấn mạnh.

Địa phương lơ là, doanh nghiệp gian lận

Cục Bảo vệ thực vật nêu rõ, qua quá trình kiểm tra, rà soát, có thể thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại liên quan đến việc quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Cụ thể như, việc quản lý mã số tại các một số địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng, chưa xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số.

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã với các cơ quản lý ở địa phương, Trung ương để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu còn chưa được chặt chẽ.

Đáng chú ý rất nhiều địa phương chưa phân công cho một cơ quan chuyên môn làm đầu mối để thực hiện quản lý, giám sát và hướng dẫn đối với việc kiểm tra và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói. Điều này dẫn tới việc không thống nhất trong quá trình xử lý công việc".

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số, mạo danh mã số của nhau để xuất khẩu. Điều này không những gây ảnh hưởng đến uy tín hàng trái cây Việt Nam xuất khẩu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến các đơn vị chủ sở hữu mã số.

Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định, nếu không kiểm tra, giám sát tốt các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nông dân.

Thậm chí nguy cơ mất thị trường, không thể xuất khẩu được nữa là rất cao nếu thường xuyên có các vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm quy định của nước nhập khẩu.

Thời gian tới để quản lý tốt hơn vấn đề này, Bộ NN&PTNT xác định tiếp tục chỉ đạo hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn tình trạng đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khẩu xuất khẩu.

Ở cấp địa phương, Bộ NN&PTNT nêu rõ cần phân công cụ thể cán bộ và cơ quan đầu mối trong quản lý, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số. Đây chính là đơn vị để Bộ NN&PTNT triển khai các hoạt động kỹ thuật cụ thể có liên quan.

Đồng thời, tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để tránh việc mạo danh mã số, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số...

Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói hiện nay đang được triển khai thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu. Theo đó, chỉ có nông sản (chủ yếu là rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói mới được phép xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… và gần đây nhất là Trung Quốc.

Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

La liga
上一篇:VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
下一篇:Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy