Kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu bảo đảm thuận lợi sản xuất kinh doanh | |
Hải quan TPHCM rà soát,àsoátphápluậtvềquảnlýkiểmtrachuyênngànhđốivớihànghóaxuấtnhậpkhẩkết quả bóng đá u19 đức kiểm tra sau thông quan hàng nhập khẩu có nghi vấn | |
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành trên NSW: Sẽ khắc phục bất cập một mặt hàng hai cơ quan kiểm tra |
Các đại biểu tham gia đợt hội thảo tập trung. Ảnh: N.Linh |
Đợt hội thảo kéo dài từ ngày 12/4 đến 15/4/2022; tham dự có đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan; một số cục hải quan tỉnh, thành phố; một số bộ, ngành và đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp.
Tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Nguyễn Bắc Hải cho biết, hội thảo sẽ cung cấp cho các đại biểu thông tin về những điểm mới của Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 17/6/2017 ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 và nguyên tắc phân loại xác định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó, sẽ phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện việc rà soát, chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành cho phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu mới của Việt Nam.
Một nội dung quan trọng tại đợt hội thảo lần này là các bên sẽ rà soát kết quả triển khai Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020).
Theo lãnh đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan, mong muốn của cơ quan Hải quan là sau đợt làm việc, đại diện các bộ, ngành, các công chức Hải quan nắm được nguyên tắc phân loại xác định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, các điểm mới của dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC.
Đồng thời, rà soát, chuẩn hóa các danh mục quản lý chuyên ngành cho phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu mới của Việt Nam để các bộ, ngành làm cơ sở ban hành văn bản quy định danh mục, làm cơ sở để cập nhật vào dữ liệu điện tử hải quan để đảm bảo phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu, xây dựng và vận hành hệ thống hải quan thông minh.
Bên cạnh đó, thông qua đợt làm việc tập trung đại diện các bên liên quan sẽ rà soát kết quả triển khai Quyết định 1254/QĐ-TTg, rà soát các bất cập, vướng mắc, chồng chéo về chính sách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị các bộ, ngành hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Tại cuộc họp, đại diện Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đánh giá cao nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn những kết quả cải cách đó tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa để đơn giản hóa thủ tục hành chính; đơn giản hóa, hoàn thiện khung pháp lý về kiểm tra chuyên ngành, qua đó cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh của Việt Nam.