Kết nối hệ thống giao nhận vận tải trong khối ASEAN là một trong những yêu cầu cấp thiết của tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015. Để có cơ sở nhằm tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng e-Seal hiện nay ở một số quốc gia và những khuyến nghị đối với Tổng cục Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam,ÁpdụngniêmphonghảiquanđiệntửGiảipháptạothuậnlợithươngmạcroatia vs thổ nhĩ kỳ nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, các chuyên gia Thái Lan đã cung cấp những nhận thức ban đầu về giải pháp tạo thuận lợi thương mại này. Trong đó, đề cập đến các nội dung chủ yếu gồm: 1. Chiến lược hành động và Lộ trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua năm 2009 với việc yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Chính phủ, các chủ hàng và các công ty vận tải nhằm thúc đẩy các sáng kiến an ninh chuỗi cung ứng. 2. Ưu điểm chính của giải pháp kỹ thuật eSeal là tích hợp các chức năng như: Niêm phong lô hàng, theo dõi hàng hóa bằng sóng vô tuyến, sử dụng công nghệ định vị vệ tinh GPS/GPRS để theo dõi hàng hóa vận chuyển. 3. Nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan tham gia kiểm soát hàng hóa gồm: Cơ quan Hải quan, các nhà vận tải… bằng việc cung cấp Username và Password truy cập trang website của nhà cung cấp dịch vụ để quản lý lộ trình, theo dõi lái xe, truy xuất dữ liệu hành trình của hàng hóa…, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hóa. 4. e-Seal giúp cho cơ quan Hải quan kiểm soát được hàng hóa vận chuyển, xác định được các lô hàng có rủi ro cao, xác định được hành vi gian lận, buôn lậu có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, làm cơ sở cho việc phân luồng hoàng hóa khi thông quan. 5. Chủ hàng kiểm soát được sự an toàn của hàng hóa thuê vận chuyển và doanh nghiệp vận tải quản lý được lộ trình vận chuyển cũng như kiểm soát được việc tuân thủ của lái xe vận chuyển hàng hóa. Tính ưu việt của giải pháp eSeal so với giải pháp seal định vị sử dụng sóng vô tuyến (RFID) là không tốn chi phí đầu tư ban đầu (như đặt trạm thu sóng, lắp server, lắp đường cáp nối trạm thu sóng với server…) mà chỉ phải trả phí cho mỗi lượt sử dụng thiết bị eSeal. Tại Thái Lan chủ hàng chỉ trả khoảng 350 Bath/lượt sử dụng (tương đương khoảng 10 USD) cho một chuyến hành trình từ 15 – 45 ngày, không phụ thuộc vào khoảng cách. Sau khi cài vào container, eSeal sẽ truyền tất cả các dữ liệu về quá trình vận chuyển từ khi khởi hành đến điểm kết thúc bao gồm các thông tin như: Danh mục hàng hóa, tình trạng niêm phong eSeal, an ninh và an toàn của hàng hóa; kiểm soát lộ trình, thời gian vận chuyển…). Vì eSeal là giải pháp áp dụng công nghệ không dây thông qua kết nối với hệ thống định vị vệ tinh GPS/GPRS nên dễ sử dụng, không cần phải đầu tư phần mềm, khả năng tiếp cận thông tin thuận tiện ở mọi nơi, mọi lúc. Chỉ cần có Internet là có thể truy cập được nhờ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh Smart Phone. Là một thiết bị nhỏ gọn (tương đương kích cỡ của một chiếc iPad mini), có dây cáp với độ dài thích hợp nên eSeal được dùng để niêm phong tại bất kỳ vị trí nào trên các phương tiện vận tải như cửa container, móc xe tải, nắp xe bồn, toa xe lửa… e-Seal là xu hướng tất yếu của quản lý hải quan hiện đại, là một trong những công cụ hữu ích, góp phần tạo thuận lợi thương mại, hiện đại hóa của Hải quan. Đối với Hải quan Việt Nam, áp dụng eSeal sẽ là giải pháp hữu hiệu làm hoàn thiện hơn các giải pháp quản lý hải quan hiện đại, góp không nhỏ trong hỗ trợ thực hiện hiệu quả hải quan điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS - tiền đề của quản lý hải quan hiện đại, góp phần thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO; triển khai cơ chế một Hải quan cửa quốc gia (NSW) và chuẩn bị cho tiến trình kết nối cơ chế một cửa ASEAN (ASW). |