您现在的位置是:Cúp C2 >>正文
【lich thi dau bong da.com】Nhà trường đau đầu tìm cách ngăn chặn học sinh hút thuốc lá điện tử
Cúp C2316人已围观
简介LTS:Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng, thuốc lá điện tử không độc hại lại thơm m ...
LTS:Nhiều học sinh,àtrườngđauđầutìmcáchngănchặnhọcsinhhútthuốcláđiệntửlich thi dau bong da.com sinh viên cho rằng, thuốc lá điện tử không độc hại lại thơm miệng, thể hiện sự sành điệu. Thực tế, ngoài lượng nicotine được “chế” đa dạng, chất tạo màu, mùi hấp dẫn… các chuyên gia còn phát hiện trong một số mẫu thuốc lá điện tử có ma túy tổng hợp và các chất nguy hại khác.
Tuyến bài “Thuốc lá điện tử, hiểm họa khôn lường” của VietNamNet nhằm cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở người trẻ và hậu quả từ việc sử dụng loại thuốc lá này. Loạt bài cũng góp tiếng nói để cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp kịp thời bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Kỳ 1: Thứ đáng sợ tràn vào trường, nam sinh thử một lần bất tỉnh nhân sự
Kỳ 2: Độc tố đáng sợ mua dễ như rau, học sinh thi nhau đặt hàng
Kỳ 3: Tiết lộ rùng mình của người bán về món đồ ‘dân chơi’ học đường mê mẩn
Hút một lần, muốn hút nữa
PV VietNamNet tiếp xúc với em N.P.G. đang học lớp 8 tại một trường cấp II trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Khi được đề nghị chia sẻ về việc sử dụng thuốc lá điện tử của một số học sinh ở trường, G. rụt rè và lo lắng.
G. sợ những học sinh hút thuốc lá điện tử sẽ trả thù.
“Em thấy các bạn hút thuốc lá điện tử thì phải tránh đi chỗ khác. Nếu nhiều chuyện hỏi han thì kiểu gì cũng bị các bạn đánh. Với lại, em sợ tiếp xúc nhiều, các bạn sẽ rủ rê mình hút thử”, G. cho biết.
Theo G., chuyện học sinh mang thuốc lá điện tử vào trường sử dụng ngày càng nhiều. Thậm chí, các học sinh sử dụng loại sản phẩm này còn có xu hướng rủ rê, dụ dỗ bạn bè hút thử.
G. từng bị bạn ngồi cùng bàn rủ hút thử với lời quảng cáo chỉ làm thơm miệng, sảng khoái, tập trung hơn trong giờ học. Tuy nhiên, G. lại cảm thấy khó chịu và sợ bị thầy cô phát hiện nên từ chối.
G. kể: “Ở lớp em, có bạn hút thuốc lá điện tử ngay trong giờ học. Khi thầy cô vừa quay lưng lên viết bảng, bạn lấy thuốc ra hút rồi phả khói vào mặt em.
Bạn nói làm như thế giúp em tỉnh táo hơn vì khói thuốc lá điện tử bạn đang hút có hương việt quất nên rất thơm. Nhưng em không hút quen nên thấy rất khó chịu. Hít vào thấy có vị đắng ở cổ, cay mũi. Em phải dùng tay và vở quạt liên tục để khói tan ra”.
Cũng theo G. sau lần bị giáo viên dạy Toán phát hiện, nam sinh hút thuốc lá điện tử kia bị cảnh cáo. Từ đó, những học sinh sử dụng thuốc lá điện tử kín đáo hơn.
Học sinh mang thuốc lá điện tử có hình dạng cây son môi, cây bút, móc khóa… giấu trong nhà vệ sinh của trường. Giờ ra chơi, các em ra nhà vệ sinh, cắt cử một người đứng canh thầy, cô. Số còn lại vào trong hút.
Ngoài ra, các học sinh này còn có xu hướng tụ tập, cùng nhau ra quán nước hút thuốc lá điện tử. Lúc này, các em không chỉ cùng sử dụng một loại mà cùng nhau trao đổi, hút cùng lúc nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử khác nhau.
Một số em còn thể hiện mình là người “sành điệu”, “chất chơi” trong việc sử dụng thuốc lá điện tử bằng cách hút nhiều hơi rồi phà khói thành các hình dạng khác nhau.
“Các bạn thường ra quán nước hút rồi thi nhau nhả khói. Mấy bạn hút quen thì không sao nhưng các bạn khác không hút như em mà bị khói quấn vào mặt thì khó thở, có khi nhức đầu, chóng mặt lắm”, G. nói thêm.
Trong khi đó, một học sinh khác cho biết, sau khi thử hút thuốc lá điện tử một vài lần, em có xu hướng thích loại sản phẩm này. Khi hút vào, nam học sinh có cảm giác mệt người, lười vận động, chỉ muốn ngủ.
“Lúc không có Pod (thuốc lá điện tử đời mới-pv) bên cạnh, em không thấy thèm nhưng cứ nghĩ về nó. Không hút, em không tập trung học được nhưng hút vào lại thấy người nặng nề, mắt lim dim chỉ muốn tìm ai đó nói chuyện. Nếu không, em chỉ muốn ngủ chứ không học được”, nam sinh tiết lộ.
Kiên quyết ngăn chặn
Nhiều giáo viên tại Hà Nội và TP.HCM cho biết, hiện chưa phát hiện học sinh của mình sử dụng thuốc lá điện tử trong lớp học. Tuy nhiên, các giáo viên cũng không loại trừ việc học sinh lén lút sử dụng thuốc lá điện tử ngoài trường học.
Nhà trường luôn ý thức rất rõ sự nguy hại của thuốc lá điện tử đối với học sinh. Do đó, nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, kiên quyết ngăn chặn tình trạng học sinh sử dụng thuốc lá điện tử.
Thầy Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho biết, nhà trường ngay từ đầu đã làm rất quyết liệt, đưa việc hút thuốc lá điện tử vào nội quy của nhà trường.
Theo ông, hút thuốc lá điện tử chính là việc CẤM trong nhà trường. Với học sinh vi phạm quy định này, nhà trường sẽ không nhắc nhở mà lập tức phê bình và có những hình thức xử phạt nặng.
Thầy Đạt chia sẻ, cho đến thời điểm hiện tại, nhà trường chưa phát hiện trường hợp học sinh hút thuốc lá điện tử trong trường. Tuy nhiên, ông cũng nhận định trong số 600-700 học sinh của trường, việc một số em hút thuốc lá điện tử bên ngoài là có khả năng và nhà trường rất khó kiểm soát việc này.
Nói về công tác tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá điện tử, thầy Đào Tuấn Đạt cho biết nhà trường không tổ chức chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Tuy nhiên, vào đầu năm, nhà trường luôn có một tuần tổ chức cho học sinh học nội quy nhà trường.
Các nội quy bao gồm các quy tắc ứng xử, lối sống, những việc không được làm như hút thuốc, nói bậy, xả rác… cũng như các hình phạt được quy định kèm theo của nhà trường.
Trong một tuần đó các bạn học sinh phải tập trung liên tục, phân tích, lấy ví dụ và làm bài kiểm tra nội quy như một môn học. Việc giúp các em học sinh nắm rõ nội quy không phải một lần mà phải là việc làm liên tục.
Vậy nên sau mỗi khoảng thời gian nhất định, trường THPT Anhxtanh sẽ tổ chức nhắc lại các nội quy để các em luôn ghi nhớ, hạn chế tối đa việc vi phạm.
Thầy Đào Tuấn Đạt cũng lưu ý thêm, nội quy đối với học sinh không chỉ để thực hiện trong nhà trường. Giáo viên có trách nhiệm nhắc nhở các em phải tuân thủ quy định cả trong cuộc sống, môi trường bên ngoài.
Theo ông, đây là quá trình giáo dục lâu dài, khó khăn, không phải ngày một ngày hai. Và đó cũng là nhiệm vụ mà các thầy cô trong nhà trường luôn phải hoàn thành.
Xem video: Học sinh hút thuốc lá điện tử, hậu quả khôn lường:
Xem video: Mua thuốc lá điện tử 'dễ như mua rau':
Nhóm PV
Một số dung dịch sử dụng trong thuốc lá điện tử có chứa ma túy và các chất độc hại khác. Vì sao người buôn hàng qua mặt được cơ quan điều tra? Công an có giải pháp gì để tháo gỡ vấn đề này? Câu trả lời sẽ có trong Kỳ 5: Công an nói tiết lộ về thuốc lá điện tử, mời độc giả đón đọc vào ngày mai.
Tags:
相关文章
Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
Cúp C2Mẫu smartphone chốn nghe trộm có tên TaigaPhone của Nga vừa ra mắt có giá khoảng 260 USD - Ảnh: Econ ...
【Cúp C2】
阅读更多Thiếu chính sách phát triển nhà cho thuê
Cúp C2{"url":"http://batdongsan.vietnamnet.vn/fms/doi-song-do-thi/49123/thieu-chinh-sach-phat-trien-nha-ch ...
【Cúp C2】
阅读更多Nóng trong tuần: Cảnh giác với tin rao bán nhà xã hội trên mạng
Cúp C2-Thông tin rao bán nhà ở xã hội trên mạng: Người dân cần cảnh giác, Quy hoạch khu đô thị Linh Đàm đa ...
【Cúp C2】
阅读更多
热门文章
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Lật lại vụ SCIC đầu tư 1.000 tỷ đồng vào Vinaconex
- Bị thu hồi đất 'vàng', Hacinco phản pháo
- Hà Nội rà soát trường học trong khu đô thị
- Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- 'Đấu thầu' sân chơi, lề đường Khu đô thị làm bãi trông xe?
最新文章
-
VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
-
Mua bán chỗ để xe ô tô ở chung cư: Làm khổ dân để chủ đầu tư hưởng lợi
-
Dự án công viên Đống Đa (Hà Nội): Hơn 11 năm bất động
-
Thành phố mới Bình Dương: Vì sao dân không đến?
-
Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
-
Chính sách ngoại giao “cân bằng” đưa Iran thoát khỏi vòng vây của Mỹ?
友情链接
- Tin cảnh báo nổi bật: Nhiều website bán vé tàu dịp Tết giả
- Quà tặng 20/10: Cẩn thận với những loại mỹ phẩm hay được làm giả
- Ăn nấm rừng độc khiến 7 người trong một gia đình nhập viện
- Nguy cơ tử vong vì uống rượu tự nấu giá rẻ không rõ nguồn gốc
- Giá thịt heo bình ổn phục vụ tết Đinh Dậu giảm 3.000 đồng/kg
- Hiểm họa từ pin sạc điện thoại dự phòng không rõ nguồn gốc
- Các mẹ bỉm sữa ‘mất ăn, mất ngủ’ lo mua phải sữa Meiji giả tại VN
- Truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng điện thoại thông minh được thực
- Máy lọc nước: Tốn tiền mua vẫn phải uống nước bẩn?
- Bản tin cảnh báo nổi bật ngày 10/10