发布时间:2025-01-27 16:35:51 来源:88Point 作者:Thể thao
Từ lâu,ệlụytừkkhaithấpgiđấketquabongd việc kê khai giá thấp hơn giá trị thực khi chuyển nhượng đất đai là vấn đề tồn tại phổ biến. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho cả bên mua và bên bán, đặc biệt là ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Một trường hợp hộ dân có khiếu nại về giá đất do cho rằng giá đất bồi thường thấp hơn nhiều lần so với giá thực tế.
Dù có thể “né” được một phần thuế, nhưng theo các cơ quan chức năng, việc kê khai giá thấp hoặc sử dụng các hợp đồng “hai giá” tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý khi hợp đồng có thể bị tòa án tuyên vô hiệu hoặc bị xử lý trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu của tội phạm trốn thuế. Cùng với đó, khi cơ quan quản lý nhà nước lấy giá đất theo hợp đồng giao dịch trước đó để làm căn cứ tính giá trị bồi thường khi thu hồi đất sẽ rất thiệt thòi cho các trường hợp có đất bị thu hồi.
Theo ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, việc ghi thấp giá trị hợp đồng hơn giá trị thực gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu giá đất, vì giá đất thực không được ghi nhận trên các hợp đồng giao dịch về đất đai. Từ đó, khó có thể xây dựng được giá đất bồi thường sát với giá thị trường.
Thực tế cũng cho thấy, trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh, không ít trường hợp cơ quan chức năng đã gặp khó trong công tác bồi thường về đất do các hợp đồng ghi thấp hơn giá trị thực tế.
Như trường hợp của ông Lê Bảo Kỳ, ngụ quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, có khiếu nại về giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang. Theo ông Kỳ, ông được bồi thường với đơn giá 596.000 đồng/m2 cho phần đất 287m2 dù trước đó ông đã nộp thuế với giá trị 4.107.000 đồng/m2.
Ông Kỳ cho biết: “Tôi mua phần đất này của ông Lê Văn Cảnh với giá 1,18 tỉ đồng, khi thực hiện giao dịch, bản thân tôi không trốn thuế và tôi đã đóng thuế trước bạ là 5.900.000 đồng và thuế thu nhập cá nhân là 23.600.000 đồng, nhưng khi Nhà nước thu hồi đất thì phần đất của tôi lại được định giá quá thấp”.
Còn theo Sở Tài nguyên và Môi trường, quá trình thu hồi đất, ông Kỳ có cung cấp hợp đồng chuyển nhượng và giấy nộp tiền thuế vào ngân sách theo đúng giá nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, điều này chưa đủ cơ sở để xem xét vì căn cứ khoản 3, Điều 3, Nghị định số 44/2014 của Chính phủ quy định: “Giá đất phổ biến trên thị trường là mức giá xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các giao dịch đã chuyển nhượng trên thị trường”.
Trong khi đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trích lục được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng, chứng thực tại thời điểm năm 2022 trên địa bàn xã Đông Phú, thì các giao dịch cùng loại đất như ông Kỳ chỉ có giá từ 192.000đ/m2 đến giá 249.000 đồng/m2 thấp hơn nhiều so với giá đất ông Kỳ đưa ra để yêu cầu bồi thường, hỗ trợ.
Tương tự, vừa qua ông Phan Minh Hiền Triết, ngụ ấp Trường Khánh 1, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, bị thu hồi 5.206m2 đất để triển khai dự án cao tốc, theo ông Triết, với phần đất nằm sát Quốc lộ 1, giá trị giao dịch có thể lên đến 2 triệu đồng/m2 nhưng khi bị thu hồi đất ông chỉ được bồi thường với đơn giá trung bình 328.000 đồng/m2.
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được giao xác minh nội dung khiếu nại trong vụ việc này cho rằng, dù biết giá đất thực tế cao, nhưng không có căn cứ pháp lý nâng giá cho ông Triết, bởi khi xem xét các hồ sơ chuyển nhượng trong khu vực, giá trị chuyển nhượng có hợp đồng thậm chí còn thấp hơn giá trị ông Triết được bồi thường.
Qua các trường hợp trên cho thấy, giá đất được người dân giao dịch trên thực tế và giá đất bồi thường có sự chênh lệch lớn, điều bất cập này được các cơ quan chức năng thừa nhận, song khi áp dụng các nguyên tắc xác định giá đất theo quy định pháp luật hiện hành thì thiệt thòi cho người dân là không thể tránh khỏi.
Ông Lê Minh Đang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, chia sẻ: Là thành viên Đoàn công tác liên ngành giải quyết khiếu nại tỉnh, thời gian qua tôi nhận thấy có rất nhiều vụ việc người dân khiếu nại về giá đất, dù biết giá đất giao dịch ngoài thực tế cao, nhưng khi xác minh thì lại không có căn cứ pháp lý nâng giá cho người dân. Do đó, hệ lụy từ việc người dân khai thấp giá trị hợp đồng hơn giá trị thực khi chuyển nhượng đất đai không chỉ gây thất thu thuế, mà còn làm khó cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu giá đất, dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ không thể đảm bảo được yêu cầu của người dân.
Tình trạng khai thấp giá trị khi chuyển nhượng đất đai đã diễn ra từ lâu, nhưng cơ chế kiểm soát và xử phạt các trường hợp cố tình ghi thấp giá trị trong hợp đồng giao dịch mua bán đất đai vẫn còn nhiều hạn chế. Để chống thất thu thuế và đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi trong quá trình định giá đất, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước và ý thức của người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai, từ đó mới có thể tạo được sự minh bạch, giúp giá đất bồi thường tiến tới sát với giá thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi.
Bài, ảnh: B.B
相关文章
随便看看