【soi keo bologna】Thị trường chứng khoán

时间:2025-01-25 10:03:21 来源:88Point

thi truong chung khoan kenh dan von quan trong cua nen kinh te

Sự tích cực của thị trường chứng khoán trong năm 2017 đã vượt qua tất cả các dự báo lạc quan nhất hồi đầu năm. Ảnh: HỮU LINH.

Gọi vốn nghìn tỷ từ TTCK

Ông Phan Dũng Khánh,ịtrườngchứngkhoásoi keo bologna Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng đánh giá, năm 2017 là năm thành công rực rỡ trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán của các DN niêm yết. Trong đó, không chỉ các thương vụ IPO mà cả các đợt thoái vốn, phát hành thêm cổ phiếu cũng đều đạt kết quả tốt.

Điển hình là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã phát hành thành công 164 triệu cổ phiếu với mức giá phát hành là 39.000 đồng/cổ phiếu (bằng với mức giá niêm yết khi lên sàn hồi tháng 8/2017), giúp VPBank thu về 6.400 tỷ đồng. Qua đó, vốn điều lệ của VPBank tăng từ mức 14.059 tỷ đồng lên 15.706 tỷ đồng. Đây là lần tăng vốn thứ ba của VPBank kể từ đầu năm nay, giúp ngân hàng này tăng thêm tổng cộng 6.525 tỷ đồng vốn điều lệ.

Trước đó, vào tháng 7/2017, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng đã huy động thành công 5.056 tỷ đồng qua chào bán 252,8 triệu cổ phiếu nhằm phục vụ cho dự án Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát - Dung Quất. Tương tự, Tổng công ty Viglacera (VGC) cũng đã huy động được 1.940 tỷ đồng qua đấu giá cổ phần phát hành tăng vốn. Hàng loạt DN khác cũng đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn với số vốn huy động dự kiến lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Không chỉ tăng vốn, nhiều DN cũng đã thực hiện thoái vốn Nhà nước thành công. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank cũng thoái vốn thành công cổ phần tại Saigonbank bằng việc bán hết 13,2 triệu cổ phiếu Saigonbank, thu về hơn 266 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với giá trị tại mức giá khởi điểm. Cùng với đó, Vietcombank cũng đã thoái vốn thành công tại hai đơn vị khác là Oceanbank và Công ty Tài chính cổ phần Xi măng.

Năm 2017 cũng được đánh giá là năm thoái vốn thành công của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) khi mang về khoản ngân sách tính bằng tỷ USD. Thành công rực rỡ nhất của SCIC chính là thương vụ bán 3,33% vốn của CTCP Sữa Việt Nam với mức giá 186.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24% so với giá khởi điểm. Qua đó, SCIC đã thu về cho ngân sách nhà nước 8.990 tỷ đồng.

Ông Khánh cho hay, yếu tố thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự thành bại của mỗi đợt chào bán. Bằng chứng là khi thị trường kém tích cực, rất ít DN tiến hành thoái vốn hay chào bán, phát hành thêm cổ phiếu, nhưng năm nay thị trường chào bán cổ phiếu rất sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nền tảng của DN cũng đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, DN cần có kết quả kinh doanh tốt, báo cáo tài chính minh bạch, ngành nghề kinh doanh có nhiều triển vọng… thì mới thu hút được nhà đầu tư.

Triển vọng xán lạn

Năm 2017 TTCK đã ghi nhận hàng loạt kỷ lục như thanh khoản đạt mức cao nhất trong lịch sử, khối ngoại mua ròng mạnh nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, trong phiên giao dịch đầu tháng 12, VN-Index đã bứt phá mạnh mẽ lên trên ngưỡng 960 điểm, bỏ xa đỉnh cao nhất kể từ đầu năm 2008 là 921,1 điểm. Tính tới thời điểm hiện tại, VN-Index đã tăng trên 40% so với cuối năm 2016. Giới đầu tư đánh giá, sự hưng phấn của thị trường đã vượt qua tất cả các dự báo lạc quan nhất hồi đầu năm. Gần đây, một số dự báo còn cho rằng, VN-Index có thể sẽ phá vỡ đỉnh cao 1.179 điểm thiết lập hồi năm 2007.

TTCK Việt Nam hiện đã có trên 700 doanh nghiệp niêm yết, 640 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, trong đó có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, riêng Vinamilk có vốn hóa trên 10 tỷ USD. Theo đó, vốn hóa sàn TP.HCM đã vượt qua mốc 100 tỷ USD, nếu tính cả 2 sàn HNX và UPCOM thì quy mô vốn TTCK Việt Nam đã lên tới khoảng 135 tỷ USD, tương đương 62% GDP cả nước...

Những con số nêu trên là những bằng chứng cho thấy sự phát triển vượt bậc và sức hấp dẫn ngày càng tăng của TTCK Việt Nam. Gần 1,87 triệu tài khoản giao dịch đã được mở, trong đó có trên 23.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số liệu từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng cho thấy trong 11 tháng năm 2017, khối ngoại đã mua ròng 1,77 tỷ USD, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2016. Tổng giá trị danh mục nước ngoài ước đạt 32,5 tỷ USD, tăng xấp xỉ 59% so với cuối năm 2016 và tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Giao dịch tích cực khối ngoại từ đầu năm đến nay là một trong những động lực quan trọng hỗ trợ TTCK tăng điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin vào quyết tâm cải cách của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp lớn…

Báo cáo Tài sản toàn cầu (Global Wealth Report) của Credit Suisse mới đây cũng đánh giá giá trị vốn hoá của TTCK Việt Nam dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2017 với tỷ lệ 61%. Trong khi đó, mức tăng trưởng giá trị vốn hoá thị trường phổ biến ở hầu hết các quốc gia khác là 20%. Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bảo Việt, trong thời gian tới, vốn hóa TTCK Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ lộ trình IPO và niêm yết của một số doanh nghiệp Nhà nước lớn như BSR, PV Power, Vinafood... Ngoài ra, lộ trình thoái vốn của SCIC tại các DN Nhà nước cũng rất đáng chú ý. TTCK Việt Nam cũng đang ráo riết thực hiện các cải cách, nâng cao chất lượng để được nâng hạng lên thị trường mới nổi theo chuẩn MSCI.

Trên cơ sở đó, thị trường dự kiến sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn lớn, đến từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong chiến lược phát triển TTCK đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu được đặt mục tiêu khoảng 70% GDP vào năm 2020. Với những kết quả đã đạt được tính đến thời điểm hiện tại, giới phân tích cho rằng mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

thi truong chung khoan kenh dan von quan trong cua nen kinh te
Năm 2017, kinh tế vĩ mô ổn định cùng với những chính sách, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Chính phủ đã hỗ trợ tích cực thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam có những bước phát triển bền vững. TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, trở thành kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng của nền kinh tế, định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại; góp phần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường công khai, minh bạch.

Thời gian tới, kinh tế các nước trên đà khởi sắc, nền kinh tế Việt Nam cũng được dự đoán tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức cao cho 5 năm tiếp theo, trong khi lạm phát được kiềm chế dưới mức mục tiêu, tỷ giá tương đối ổn định mặt bằng lãi suất vốn được duy trì ở mức hợp lý.... sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

Trong năm 2018, UBCKNN cũng sẽ có nhiều giải pháp đồng bộ, trên nhiều phương diện, từ việc trình ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi cho đến việc triển khai các giải pháp thu hút dòng vốn ngoại, triển khai nhiều sản phẩm mới sắp tới đưa vào thị trường (sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai TPCP…) sẽ làm tăng cơ hội đầu tư, tăng sức hấp dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn nữa.

H.Giang (ghi)

推荐内容