Dùng phương thức khác vì thấy "ổn hơn"
Không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ trong tuyển sinh đại học từ nhiều năm nay,ìsaocácđạihọclớnkhôngxéttuyểnhọcbạnhân đinh bong đa anh hôm nay Trường Đại học Sài Gòn dùng các phương thức khác như: kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM đối với các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (kỳ thi V-SAT) đối với các ngành không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; xét tuyển sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT.
Trường Đại học Y Dược TPHCM cũng “nói không” với xét tuyển học bạ. Trước đây, nhà trường sử dụng 3 phương thức là dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết quả thi tốt nghiệp THPT kết hợp sơ tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế; xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học. Năm nay, nhà trường bổ sung thêm phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi SAT áp dụng đối với ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt.
Theo một hiệu trưởng, học bạ không phải là “kênh” chính xác để nhà trường tuyển sinh.
“Một thí sinh ở miền núi được 9 điểm học bạ và em khác ở thành phố được 7 điểm, không lẽ nhà trường tuyển em có học bạ 9 điểm?” - ông nói.
Hiệu trưởng này cho rằng mấu chốt ở đây là cách đánh giá bằng điểm số ở mỗi vùng, mỗi trường có sự khác nhau, dẫn đến không phản ánh thực chất năng lực học sinh.
PGS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Y Dược TPHCM - thì cho biết nhà trường sử dụng các phương thức tuyển sinh khác (trừ học bạ) vì thấy ổn hơn.
Còn đại diện Trường Đại học Sài Gòn nhận xét rằng kết quả học tập THPT phụ thuộc vào đánh giá của từng địa phương và nhà trường, thậm chí của mỗi giáo viên nên không có sự đồng nhất. Để đảm bảo quyền lợi thí sinh, nhà trường không sử dụng học bạ mà dùng kết quả các kỳ thi để xét tuyển để có đánh giá công bằng.
Nhiều trường bắt đầu bỏ hoặc cắt giảm chỉ tiêu xét học bạ
Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã quyết định bỏ xét tuyển học bạ trong mùa tuyển sinh năm tới, dù đây là phương thức có điểm chuẩn rất cao trong nhiều năm qua.
Từ năm 2025, các phương thức xét tuyển và tỉ lệ chỉ tiêu của trường sẽ là: xét tuyển thẳng (PT1) theo quy chế của Bộ GD-ĐT khoảng 10%; ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (PT2) khoảng 10-20%; xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt (PT3) 40-50%; xét tuyển dựa trên kỳ thi tốt nghiệp THPT (PT4) khoảng 20-40% cho các ngành có PT3 hoặc 70-80% cho các ngành không có PT3.
TS Huỳnh Trung Phong - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và phát triển khởi nghiệp - cho hay trường bỏ xét tuyển học bạ để đảm bảo công bằng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh. Đồng thời, việc này nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đầu vào, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
"Trường không sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT và chỉ giữ lại những điều kiện ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, đáp ứng các yêu cầu theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Trong định hướng sau này, phương thức sử dụng kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ thành chủ đạo. Dự kiến, phương thức này bao gồm việc sử dụng 2 môn vào xét tuyển mỗi ngành, trong đó 1 môn chính được nhân hệ số 2 và 1 môn phụ không nhân hệ số. Cách làm này giúp đánh giá toàn diện năng lực học tập và sự phù hợp của thí sinh với yêu cầu của từng ngành học" - ông Phong nói.
Cũng trong kỳ tuyển sinh năm 2025, Trường Đại học Công Thương TPHCM giảm chỉ tiêu xét tuyển học bạ, từ 30% xuống còn 20% tổng chỉ tiêu. Sau đó, theo tiến trình, trường sẽ bỏ hẳn phương thức này.
Theo ông Phạm Thái Sơn - Giám đốc tuyển sinh của trường, hiện nhiều trường đại học tổ chức các kỳ thi riêng và chất lượng của các kỳ thi này khá tốt. Do đó, ngoài các phương thức khác, từ năm 2025, Trường Đại học Công Thương TPHCM sẽ tham gia tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để tuyển sinh.