游客发表
发帖时间:2025-01-10 19:00:21
Hội thảo được tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Môi trường Nhật Bản,ổbiếnquyđịnhphápluậtvềbảovệtầtỷ lệ bóng đá hôm nay 88 Trung tâm Hợp tác môi trường hải ngoại của Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho hay, ngày 10/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 150/NQ-CP về việc phê duyệt chủ trương tham gia Sáng kiến của Nhật Bản về quản lý Fluorocacbon.
Ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TN |
Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực quản lý vòng đời các chất được kiểm soát, theo Nghị định thư Montreal: chia sẻ kinh nghiệm quản lý theo vòng đời các chất được kiểm soát; phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý các chất; đào tạo năng lực cho cán bộ kỹ thuật; phổ biến và hướng dẫn thực thi quy định pháp luật…
Được sự chấp thuận của lãnh đạo Bộ TN&MT, tháng 9/2022, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT và Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác hỗ trợ kỹ thuật đẩy mạnh quản lý vòng đời các chất Fluorocacbon với các hoạt động hợp tác cụ thể.
Trong đó, tiếp tục nâng cao kiến thức, nhận thức và năng lực về quản lý vòng đời của Fluorocacbon bằng cách cung cấp hỗ trợ đánh giá các chính sách, luật và quy định hiện hành về các chất Fluorocacbon, xác định các bên liên quan và tổ chức hoạt động xây dựng năng lực thông qua hội thảo chuyên đề và các ấn phẩm liên quan; thực hiện các nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ, giải pháp sáng tạo và mô hình kinh doanh phù hợp với Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam triển khai các hành động nhằm tăng cường quản lý vòng đời của các chất Fluorocacbon thông qua các khuyến nghị và hỗ trợ kỹ thuật về quản lý các chất Fluorocacbon cho các cơ quan chính phủ có liên quan.
Cùng đó, Bộ TN&MT hiện đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát trước ngày 31/10/2023.
Theo quy định, hoạt động thu gom các chất được kiểm soát khi không còn sử dụng trong thiết bị, sản phẩm bắt buộc áp dụng từ ngày 1/1/2024. Đối tượng phải thực hiện là các tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát; sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); hoặc thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW. |
Theo ông Nguyễn Tuấn Quang, Điều 28 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý; yêu cầu đối với hoạt động thu gom, vận chuyển và lưu giữ.
Yêu cầu đối với kỹ thuật viên được chi tiết hóa tại khoản 3 Điều 17 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT, theo đó kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành, nghề sau: công nghệ kỹ thuật nhiệt, công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà, công nghệ cơ khí, sưởi ấm và điều hòa không khí, lắp đặt thiết bị lạnh, bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt, kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh, cơ điện lạnh thủy sản; hoặc được cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về thu gom và xử lý các chất được kiểm soát theo quy định.
Triển khai hoạt động loại trừ các chất Hydrochlorofluorocarbons (HCFC), trong giai đoạn 2020 - 2025, với mục tiêu loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở, lượng hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC áp dụng cho Việt Nam chỉ còn 2.600 tấn và 1.300 tấn trong giai đoạn 2025 - 2030. Dự kiến sẽ giảm dần trong giai đoạn sau đó cho đến khi chấm dứt nhập khẩu hoàn toàn các chất HCFC vào năm 2040.
Từ năm 2024, Việt Nam bắt đầu lộ trình loại trừ các chất HFC theo quy định Nghị định thư Montreal, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024 - 2029 và giảm dần lượng tiêu thụ tiến tới giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2045.
Toàn cảnh hội thảo phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ tầng ozon. Ảnh: TN |
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ TN&MT có kế hoạch xây dựng Kế hoạch quản lý loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trình Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2023, trong đó một số nội dung cần được đặc biệt chú trọng, đó là:
Lượng HCFC tiêu thụ còn lại ở Việt Nam đang được sử dụng để bảo dưỡng các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí, để tránh tình trạng các thiết bị hiện có ngừng hoạt động sớm do loại trừ HCFC, cần tiếp tục xây dựng năng lực cho đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng và áp dụng các thực hành tốt để giảm rò rỉ môi chất lạnh thất thoát ra môi trường.
“Để chuẩn bị xây dựng kế hoạch về quản lý loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal phù hợp với bối cảnh trong nước, Cục Biến đổi khí hậu dự kiến thực hiện điều tra, khảo sát thu thập thông tin, số liệu về các lĩnh vực sử dụng các chất được kiểm soát và xác định các biện pháp quản lý, lộ trình áp dụng đối với từng chất được kiểm soát cũng như sản phẩm/thiết bị có chứa các chất đó” - ông Nguyễn Tuấn Quang – Cục phó Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Trên thị trường vẫn còn nhiều doanh nghiệp sản xuất và lắp đặt các thiết bị làm lạnh thương mại sử dụng các chất HCFC, do vậy cần khuyến khích và có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, áp dụng các giải pháp thay thế không sử dụng HCFC càng sớm càng tốt.
Chất HFC được sử dụng là môi chất lạnh thay thế các chất HCFC, dẫn đến lượng sử dụng HFC có xu hướng gia tăng. Do vậy, cần có biện pháp khuyến khích và lộ trình loại trừ phù hợp giúp các ngành, lĩnh vực chuyển đổi sang sử dụng HFC có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc các môi chất khác thân thiện với khí hậu (HFO, NH3, CO2).
Nhiều môi chất lạnh thân thiện với khí hậu có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu rất thấp nhưng dễ cháy, nên các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan về đảm bảo an toàn trong sản xuất, sử dụng là hết sức cần thiết./.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接