【trực tiếp bóng đá 24/7】Diễn đàn Cải cách và Phát triển 2020: Kinh tế Việt Nam
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:11:46 评论数:
Diễn đàn Cải cách và Phát triển năm 2019. |
Có khá nhiều điểm đáng chú ý trong chủ đề “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19” của Diễn đàn Cải cách và Phát triển (VRDF) 2020.
Trong chủ đề trên,ễnđànCảicáchvàPháttriểnKinhtếViệtrực tiếp bóng đá 24/7 “Hành động để phục hồi tăng trưởng” có lẽ là điều đã được nhắc tới lâu nay. “Tăng trưởng bao trùm và bền vững” cũng tương tự. Nhưng sự kết nối giữa “hành động để phục hồi tăng trưởng”, “bao trùm và bền vững” và trong “kỷ nguyên Covid-19” lại hàm chứa nhiều điều, về định hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới của Việt Nam.
Nói như vậy là vì, trước đây, cụm từ “hậu Covid-19” đã luôn được nhắc tới. Các kế hoạch, kịch bản phục hồi kinh tếđều trông chờ vào giai đoạn “hậu Covid-19”, nhưng giờ là “kỷ nguyên Covid-19”. Điều đó có nghĩa, chúng ta đã xác định “sống chung” với Covid-19.
Không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới. Tất cả đều xác định rằng, đại dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc. Vì thế, muốn hành động để phục hồi kinh tế, muốn xây dựng chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm tới, hay trước nhất là kế hoạch năm 2021, đều phải đặt trong bối cảnh Covid-19 đang hiện hữu.
Đó là sự chủ động cần thiết. Cần đặt ra tất cả các yếu tố sẽ tác động tới kinh tế thế giới và Việt Nam, bao gồm cả Covid-19, cách mạng công nghiệp 4.0, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, biến đổi khí hậu… Cần lường trước các thách thức và có kế hoạch hành động để chủ động vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội, trước mắt là phục hồi, sau đó là tăng tốc, phát triển.
Hơn thế, không chỉ là “hành động để phục hồi tăng trưởng”, mà còn là tăng trưởng theo hướng “bền vững và bao trùm”. Đây là hai mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đã đặt ra lâu nay, những kết quả thực hiện chưa như mong đợi, nhất là khi tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện trong những năm gần đây, đặc biệt là trong hai năm 2018-2019, nhưng chưa đủ sức đưa nền kinh tế bứt phá, nguy cơ tụt hậu, sập bẫy thu nhập trung bình vẫn còn…
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi đánh giá về việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng đã thẳng thắn rằng, kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều mặt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thiếu tính bền vững.
Không chỉ tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu đề ra, chất lượng tăng trưởng cũng chưa cải thiện nhiều. Mặc dù mức đóng góp của các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 45%, vượt mục tiêu đề ra (30-35%), song năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chưa thực sự dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chưa kể, tăng trưởng nhưng vẫn tồn tại những mặt trái như gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao năng lượng. Chiến lược tăng trưởng xanh dù đã đặt ra từ lâu, nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu. Như thế, thật khó để nói về tăng trưởng bền vững.
Còn về tăng trưởng bao trùm, cũng không thể nói là thành công, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định rằng, chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn. Thậm chí, Covid-19 còn làm khoảng cách này doãng thêm, có chuyên gia kinh tế còn dùng chữ “K” để ví von về sự phân hóa ngày càng rõ giữa hai hướng giàu - nghèo. Đây cũng là một thách thức cần đề cập.
Hẳn nhiên, “hành động để phục hồi tăng trưởng” là điều mà tất cả quốc gia đang hướng tới, không riêng Việt Nam. Bởi thế, “Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19” chính là vấn đề đại sự của kinh tế Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII, đang xây dựng Chiến lược 10 năm 2021-2030, Kế hoạch 5 năm 2021-2026.
Thêm một lần nữa, VRDF có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những ý kiến thảo luận, khuyến nghị chính sách của các học giả, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước sẽ là một gợi ý chính sách quý báu cho Việt Nam khi chúng ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020
Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 sẽ chính thức khai mạc vào ngày mai (29/9) với chủ đề “Việt Nam: Hành động để phục hồi tăng trưởng theo hướng bao trùm và bền vững trong kỷ nguyên Covid-19”. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn.
Diễn đàn có hai phiên thảo luận với chủ đề “Covid-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu” và “Chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu theo hướng bao trùm và bền vững”. Diễn đàn được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội) và trực tuyến.