【kèo tài xỉu 1 3/4 là sao】Bất cập trong thực thi Luật Tố cáo

时间:2025-01-12 17:55:33 来源:88Point

Luật Tố cáo ra đời (có hiệu lực từ ngày 1-7-2012) đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo,ấtcậptrongthựcthiLuậtTốkèo tài xỉu 1 3/4 là sao giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng đã phát sinh một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn.

Cán bộ Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 - Thanh tra tỉnh trao đổi nội dung đơn tố cáo của công dân.

Theo thống kê thời gian qua trên địa bàn tỉnh, chủ thể tố cáo chủ yếu do công dân thực hiện bằng hai hình thức gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp và được xử lý đúng quy định. Mặt khác, một số trường hợp đơn tố cáo nặc danh nhưng nội dung tố cáo rõ ràng đều được xin ý kiến cấp có thẩm quyền chỉ đạo kiểm tra làm rõ. Qua thực tiễn giải quyết cho thấy, đối tượng tố cáo chủ yếu về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, vi phạm tiêu chuẩn, đạo đức, tác phong nghề nghiệp...

Ông Phạm Chí Cường, Phó Chánh Thanh tra huyện Phụng Hiệp, phân tích: “Tại khoản 1 Điều 2 của Luật Tố cáo quy định chủ thể tố cáo là công dân nhưng có thể hiểu người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không phải là chủ thể tố cáo. Trong khi đó, khoản 1 Điều 3 quy định việc tố cáo của cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định của luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Qua đây cho thấy, cá nhân nước ngoài vẫn có quyền tố cáo và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của luật. Đồng nghĩa với việc Luật Tố cáo có sự bất cập trong quy định, không thống nhất về chủ thể thực hiện quyền tố cáo”.

Cũng theo ông Cường, tại khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo quy định chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp. Như vậy, khái niệm bổ nhiệm, quản lý trực tiếp theo quy định trên dẫn đến cách hiểu khác nhau, chẳng hạn đối với cán bộ, công chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì ai là người có thẩm quyền giải quyết? Điều đó gây ra lúng túng trong cách hiểu và xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo nên cần có các quy định hướng dẫn cụ thể.

Còn ông Phạm Chiều Anh, Trưởng phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 - Thanh tra tỉnh, cho rằng: “Về thẩm quyền giải quyết tố cáo, tại khoản 1 Điều 12 Luật Tố cáo quy định: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tuy nhiên, với nhiều vụ việc cụ thể như các trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác; cơ quan, tổ chức, đơn vị có người bị tố cáo đã giải thể hoặc sáp nhập sang đơn vị mới,… khi xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định còn chưa thống nhất và gặp phải không ít vướng mắc”.

Chưa kể, theo Điều 11 Luật Tố cáo, người giải quyết tố cáo có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo. Dù luật có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp nào để áp dụng biện pháp ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, trường hợp nào áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo nên trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.

Trong khi tại điểm b, c khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo quy định: Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo; trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại... Thế nhưng, trên thực tế rất khó để xác định được “đúng pháp luật hay không đúng pháp luật” nếu như không xác minh, xem xét vụ việc cụ thể đó.

Mặt khác, Điều 27 cũng quy định chỉ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp phải xác định được vụ việc đó được giải quyết đúng pháp luật hoặc không đúng pháp luật, quy định này là không đảm bảo cho việc xem xét, xác định việc giải quyết là đúng pháp luật hay không. Do đó, cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể về vấn đề này...

Ông Lưu Ngọc Đông, Chánh Thanh tra tỉnh, cho biết ngành sẽ kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ trình Quốc hội bổ sung biện pháp nâng cao quyền của người giải quyết tố cáo, đảm bảo cho việc thực hiện các biện pháp trong giải quyết tố cáo được đầy đủ, kịp thời (ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hoặc bảo vệ người tố cáo…). Có chế tài xử lý đối với sai phạm và khắc phục hậu quả đối với cán bộ, công chức bị tố cáo đã nghỉ hưu, chuyển công tác sang đơn vị khác. Quy định cụ thể biện pháp chế tài để xử lý người tố cáo sai sự thật.

Ngoài ra, ông Đông cũng kiến nghị cần quy định thời hiệu tố cáo liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị tố cáo đã xảy ra lâu, không có tính nguy hiểm cho xã hội (trừ tội phạm) để phù hợp với Bộ luật Hình sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hướng dẫn cụ thể đối với việc giải quyết tố cáo tiếp, chủ yếu là về cơ sở để xác định việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp “đúng pháp luật” hay “không đúng pháp luật” hoặc là chỉ xem xét lại trình tự, thủ tục do cấp dưới giải quyết mà không cần phải thẩm tra, xác minh.

Bài, ảnh: PHI YẾN

推荐内容