您现在的位置是:Thể thao >>正文

【köln – mainz】Làm chủ chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp đứng vững

Thể thao98679人已围观

简介30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầuGiúp doanh nghiệp công nghiệp ...

30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
 Trang trại chăn nuôi của GreenFeed. 	Ảnh: DN
Trang trại chăn nuôi của GreenFeed. Ảnh: DN

“Đường dài mới biết ngựa hay”

Chia sẻ tại chương trình KPMG Next 2022 mới đây, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Nội thất AKA, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa) nhấn mạnh rằng, việc xây dựng thương hiệu không thể chỉ trong một sớm một chiều mà cần cả quá trình dài và mỗi bước đi trong sự phát triển thương hiệu luôn phải đặt vào những thời điểm của sự biến chuyển của thị trường.

Cụ thể, AKA là thành viên của Tập đoàn AA – một tập đoàn khá lớn trong lĩnh vực nội thất. AA ra đời năm 1993, khi đó các dự án đầu tư FDI vào Việt Nam rất nhiều và AA thi công các công trình dự án FDI. Đến năm 1998, khi làn sóng đầu tư chững lại, DN bắt đầu thi công các công trình ở nước ngoài và ngày càng phát triển mạnh. Đến gần đây, công ty bắt đầu đầu tư vào xuất khẩu theo hướng gia công ở phân khúc cao, linh hoạt. Năm 1999, hướng đến thị trường trong nước AKA cho ra đời thương hiệu Nhà Xinh, mang phong cách nội thất châu Âu.

Như vậy, hiện AA có 3 nhóm thị trường là các dự án xây dựng, xuất khẩu và phân phối, bán lẻ cho thị trường trong nước. “Khi những sự cố như dịch Covid-19 xảy ra, 3 nhóm thị trường này hỗ trợ cho nhau rất tốt. Khi mảng xây dựng trong nước gặp sự cố thì xuất khẩu lại rất tốt nhờ nhu cầu nội thất nhà ở của thế giới tăng cao khi mọi người đều phải ở nhà. Đến nay khi mọi người đi làm trở lại, các đơn hàng xuất khẩu lao dốc thì nhóm dự án lại quay trở lại” – ông Chánh Phương cho biết.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty CP GreenFeed Việt Nam cũng chia sẻ, GreenFeed đã có 19 năm hình thành và phát triển với xuất phát điểm đầu tiên là mảng thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, DN nhận thấy nếu chỉ phát triển 1 ngành thì rất khó, nên đã bắt đầu đầu tư vào trang trại, tiếp đến là mảng chế biến thực phẩm.

Trong quá trình phát triển của mình, GreenFeed cũng đã trải quan không ít sóng gió như dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraine… Những thời điểm giá thịt lợn giảm sâu, người chăn nuôi không có lãi và nhiều người chăn nuôi nhỏ lẻ bị phá sản. “May mắn là GreenFeed đã đầu tư được chuỗi khép kín “Feed – Farm – Food” nên có thể tận dụng cơ hội trong những giai đoạn chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Cụ thể, khi dịch Covid-19 bùng phát ở TPHCM, GreenFeed đã đưa các sản phẩm chế biến ra bán online tại thị trường này và phát triển rất tốt” – ông Tuấn Anh cho biết.

Trong lĩnh vực dệt may, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) cho biết, ở thời điểm năm 1993, VitaJean có hơn 400 đại lý trên toàn quốc. Tuy nhiên, trước sức ép của hàng ngoại nhập, hàng nhập lậu, năm 1994 công ty đã chuyển sang xuất khẩu, sau đó đến năm 2018 VitaJean bắt đầu quay về thị trường trong nước với nhãn hàng V-Sixtyfour do công ty tự thiết kế cùng nguồn nguyên liệu chọn lọc. Theo ông Việt, lợi thế của V-Sixtyfour là sự am hiểu về văn hóa, phong tục và vóc dáng của người Việt. Do đó, ông Việt tự tin cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hàng nhập khẩu.

“Hiện các nhãn hàng jean như Lee, Guess đã rút khỏi thị trường Việt Nam. Các nhãn hàng ngoại này có những đặc thù tốt, nhưng để hiểu được văn hóa, phong tục, thói quen của người Việt thì không hề dễ dàng” – ông Việt nhấn mạnh.

Chuyển đổi số để bứt phá

Mới đây, Công ty CP Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT) đã tổ chức sự kiện đánh dấu một năm đưa vào vận hành hệ thống số lõi Oracle Cloud ERP, đồng thời đưa vào vận hành thêm 2 hệ thống gồm Hệ thống kế hoạch ngân sách và báo cáo thông minh. Với chiến lược đưa SBT trở thành công ty nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp giải pháp sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc và bền vững hàng đầu khu vực, bà Đặng Huỳnh Ức My, Phó Chủ tịch HĐQT SBT nhấn mạnh việc chuyển đổi số là chìa khoá giúp SBT nhanh nhạy nắm bắt cơ hội của kỷ nguyên công nghệ mới và chu kỳ kinh tế hiện đại thay đổi không ngừng. SBT đã kế thừa và kết tinh những giá trị tự nhiên kết hợp với hiện đại hoá hoạt động nông nghiệp để toàn diện chuỗi giá trị sản phẩm, tối ưu hoá nguồn lực nội bộ và nâng cấp đội ngũ nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, có tri thức đầu ngành để đáp ứng nhu cầu thị trường.

“SBT hiện đang hoàn thiện 4 dự án trên nền tảng công nghệ liên quan đến các ứng dụng eRetails, eFactory, Digital Farmer tại vùng nguyên liệu Úc, Việt Nam, Lào và Campuchia. Tiến đến năm 2030, SBT định hướng trở thành DN nông nghiệp toàn cầu hiện đại, bảo toàn sự tăng trưởng bền vững và chia sẻ lợi ích của các bên liên quan, trong đó người nông dân là đơn vị thụ hưởng. Thành công của dự án là bàn đạp quan trọng giúp SBT hiện thực mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp giải pháp nông nghiệp bền vững tiên phong không chỉ tại Việt Nam mà còn tại thị trường quốc tế”, bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ.

Ông Phạm Văn Việt cũng cho biết, VitaJean đã bắt đầu ứng dụng công nghệ từ năm 2012 với mức đầu tư lên tới 25 triệu USD cho mỗi nhà máy. Theo đó, thay vì phải chào hàng cho đối tác nước ngoài trước 1 năm như trước đây, nhờ ứng dụng công nghệ 3D, việc chào hàng, thiết kế nhanh chóng hơn rất nhiều. Cùng với đó, công nghệ nano cũng giúp giảm tới 95% hóa chất cho khâu nhuộm so với trước đây; các công nghệ ozon, laser cũng giúp giảm bớt phần lớn hóa chất trong quy trình sản xuất. Với việc đầu tư đồng bộ những công nghệ này, nhà máy của VitaJean luôn sạch sẽ, năng suất cao, chất lượng ổn định.

Trong khi đó, ông Chánh Phương cho rằng, điều quan trọng trong việc chuyển đổi số không phải là công nghệ tốt nhất mà là công nghệ phù hợp nhất. Vấn đề là DN thì không biết mua công nghệ gì, còn nhà cung cấp công nghệ thì không biết quy trình vận hành của DN như thế nào. Do đó, cần có khâu trung gian, tư vấn để lựa chọn công nghệ phù hợp.

Tại GreenFeed, các trang trại cũng đã được số hóa ở nhiều khâu như cho ăn, nước uống, điều khiển nhiệt độ… và đang hướng tới mục tiêu trở thành trang trại tự động hóa. Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh, để đạt được mục tiêu này thì cần khoản đầu tư không hề nhỏ. Trong ngành thực phẩm, GreenFeed cũng đã đầu tư cho thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Riêng mảng thức ăn chăn nuôi, do đối tượng khách hàng là các trang trại chăn nuôi nên việc phát triển thương mại điện tử sẽ khó khăn. Theo đó, hiện GreenFeed vẫn duy trì đội ngũ nhân viên tiếp thị đi bán hàng, tiếp cận khách hàng.

Tags:

相关文章