【verona đấu với salernitana】Tạo đột phá trong quản lý, sử dụng nợ công
Nợ công đạt 61,3% GDP
Báo cáo của Cục QLN cho biết: Năm 2017, đơn vị đã hoàn thành tốt 3 mục tiêu đặt ra. Đó là: Quyết liệt triển khai Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững; thành công việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); tiếp tục đẩy mạnh các cải cách và chuẩn bị tiền đề cho việc chuyển hướng công tác quản lý nợ công trong bối cảnh, tình hình mới.
Cho biết thêm, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục QLN nêu: Năm 2017, nợ công đã được kiểm soát thành công trong giới hạn an toàn. Đến 31/12/2017, nợ công của Việt Nam là 3.068.766 tỷ đồng, bằng 61,3% GDP và thấp hơn năm 2016 (63,6%). Để đạt được kết quả này, Cục QLN đã rà soát, cập nhật Chiến lược Quản lý nợ công 2016-2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch Quản lý nợ công trung hạn giai đoanj 2016-2020 cho phù hợp với tình hình mới; xây dựng Chương trình quản lý nợ trung hạn 3 năm 2018-2020; Kế hoạch vay trả nợ công 2017 theo hướng tăng cường quản lý và kiểm soát nợ công.
Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ từng yếu tố tác động đến gia tăng nợ công như từng nguồn vốn huy động; từng khoản giải ngân theo kế hoạch; rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay lại hoặc vốn được Chính phủ bảo lãnh để kịp thời trình các cấp có thẩm quyền xử lý; nghiên cứu, xây dựng để đưa vào vận hành việc đăng ký khoản vay đối với các bộ, ngành, địa phương, các chủ dự án tạo cơ sở kiểm soát nợ công ngay từ khi đề xuất dự án đầu tư; bước đầu thực hiện đánh giá tác động của từng khoản vay.
Về công tác huy động vốn, năm 2017, đã thực hiện đàm phán, ký kết 32 hiệp định vay nước ngoài với giá trị quy đổi khoảng 2.983 triệu USD. Cục QLN cũng thực hiện tốt chủ trương tăng cường cho vay lại với 17 hợp đồng, giá trị khoảng 2.294 triệu USD, gấp 2 lần năm 2016.
Ông Hoàng Hải chia sẻ: Tốt nghiệp IDA (nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới) từ 1/7/2017 đã tạo sức ép lớn từ phía các nhà tài trợ nước ngoài trong việc tăng chi phí các khoản vay và việc thúc ép từ các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án trong nước chấp nhận chi phí vay tăng do nhu cầu đầu tư. Trước tình hình đó, Cục QLN đã tích cực, kiên trì đàm phán với các nhà tài trợ để tận dụng tối đa các nguồn ODA còn lại; quyết liệt đàm phán để có nguồn vốn ưu đãi, chi phí hợp lý; kiên quyết từ chối các khoản vay có chi phí cao, đồng thời tham mưu cho Bộ, báo cáo Chính phủ chuyển hướng vay trong nước có chi phí rẻ hơn đối với các dự án có thu hồi vốn.
Nâng cao trình độ cán bộ
Theo sát hoạt động của Cục QLN trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định rằng, công tác quản lý nợ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, cả chủ quan và khách quan.
Có thể kể đến là tỷ lệ nợ công tuy giảm nhưng vẫn tiềm ẩn sự gia tăng; áp lực trả nợ đối với NSNN sau khi tốt nghiệp IDA; thị trường vốn đang phát triển tốt nhưng chưa ổn định; một số dự án khó khăn vốn, tài chính tiềm ẩn rủi ro,...
Theo Thứ trưởng, Cục QLN cần đánh giá kỹ lưỡng những khó khăn này trong năm tới để đưa ra những giải pháp phù hợp ứng phó, qua đó đảm bảo quản lý nợ công bền vững.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ghi nhận và biểu dương nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức Cục QLN trong năm qua.
Bộ trưởng cho rằng: Cục QLN đã góp phần lớn trong việc đưa nợ công của Việt Nam năm 2017 nằm trong giới hạn an toàn; đề xuất, xây dựng và trình Bộ trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công (sửa đổi); đặc biệt làm tốt nhiệm vụ cơ cấu lại nợ công.
Tuy vậy, nhiệm vụ quản lý nợ công năm 2018 còn vô cùng nặng nề, do đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh một số nhóm giải pháp.
Trước tiên, yêu cầu Cục QLN phối với Vụ NSNN và các đơn vị liên quan nghiên cứu cách giải quyết được vấn đề nợ công vẫn tăng cao và tính bền vững yếu, trong đó lưu ý tìm phương án trả bớt nợ gốc. Bên cạnh đó là tiếp tục cơ cấu lại nợ; tạo đột phá thực sự trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nợ công; kiên quyết trong huy động vốn.
Đối với việc triển khai Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Bộ trưởng đề nghị Cục QLN cũng như các vụ, cục liên quan khẩn trương xây dựng, trình ban hành các văn bản hướng dẫn đúng quy trình, đúng thời hạn; tích cực công tác tuyên truyền.
Quan trọng nhất, để tiếp nhận các nhiệm vụ mới theo Luật mới, Cục QLN cần phải tăng cường mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Bộ; sắp xếp lại bộ máy theo hướng không tăng biên chế nhưng phải hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy 1,5 tấn hàng không rõ nguồn gốc, bị cấm lưu thông
- Hậu Giang có huy chương vàng giải kickboxing toàn quốc
- Quản lý thị trường Nghệ An thu giữ 4,5 tấn đường cát nhập lậu
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- Nhiều thủ đoạn buôn lậu qua biên giới An Giang
- Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hiệu của Luxottica tại thị trường Việt Nam
- Xây dựng nông thôn mới: Đừng để con cháu sau này lên án chúng ta!
- Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- Nghệ An: Khánh thành Cầu Dùng và đường dẫn vào khu tái định cư Bản Vẽ
- Khởi tố hình sự vụ án rút ruột bảo hiểm y tế tại Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội
- Khánh thành đường liên tỉnh Hà Nội
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Vĩnh Phúc: Phạt gần 100 triệu đồng cơ sở kinh doanh ghế massage
- Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- Bố trí ngân sách địa phương thực hiện các dự án xử lý rác thải
- Cận cảnh nhà cách ly người nghi nhiễm Covid
- Dự báo thời tiết 24/7/2024: Miền Bắc mưa dồn dập, nhiều nơi có lũ
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- Phú Yên: Tịch thu 8.100 gói trà thanh nhiệt không rõ nguồn gốc