【lịch thi đấu bóng đá la liga tây ban nha】Đánh thức di sản

时间:2025-01-27 18:06:09来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

VHO - Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia mà còn là nơi giao thoa giữa những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Với tiềm năng sẵn có,Đánhthứcdisảlịch thi đấu bóng đá la liga tây ban nha Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH), đưa di sản và sáng tạo trở thành động lực nâng tầm thương hiệu văn hóa Thủ đô.

Đánh thức di sản - thắp lửa sáng tạo cho phát triển bền vững - ảnh 1
Nhà hát Múa rối Thăng Long ra mắt vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” với hình thức biểu diễn sáng tạo múa rối người. Ảnh: MẠNH HÙNG

 Khai thác giá trị di sản, mở lối cho CNVH

Là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội đang nỗ lực kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa truyền thống và đổi mới sáng tạo. Với 5.922 di tích lịch sử, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.350 làng nghề và hàng trăm lễ hội đặc sắc, Hà Nội sở hữu nền tảng vững chắc để vừa bảo tồn giá trị di sản, vừa phát triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ sáng tạo.

Hiện nay, thành phố đã phát triển gần 20 tour du lịch đêm dựa trên di sản, có thể kể đến: Đêm thiêng liêng tại Nhà tù Hỏa Lò, Giải mã Hoàng thành Thăng Long hay Ngọc Sơn - Đêm huyền bí... Những tour này không chỉ mang đến trải nghiệm độc đáo mà còn góp phần khẳng định vị thế của Thủ đô Hà Nội trên bản đồ du lịch quốc tế.

Hà Nội đang chứng tỏ vị thế là trung tâm văn hóa thông qua việc tổ chức các sự kiện mang tầm vóc quốc tế. Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024, diễn ra từ ngày 7 - 11.11, đã tạo cơ hội giao lưu giữa các nhà làm phim trong nước và quốc tế, góp phần quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới. Việc tổ chức tại các địa điểm mang tính biểu tượng của Hà Nội không chỉ tôn vinh di sản văn hóa của Thủ đô mà còn thu hút sự chú ý của du khách và truyền thông nước ngoài.

Không chỉ giới hạn ở lĩnh vực điện ảnh, Hà Nội còn tổ chức nhiều lễ hội nghệ thuật, triển lãm và sự kiện thời trang quốc tế. Mỗi chương trình đều góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, sáng tạo mà Thủ đô đang hướng tới.

Gần đây, Hà Nội đã tổ chức thành công Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024, quy tụ nhiều nhà thiết kế, nghệ sĩ, chuyên gia trong và ngoài nước. Lễ hội đã tạo nên sự kết nối giữa văn hóa truyền thống và công chúng thông qua các chương trình biểu diễn nghệ thuật và hoạt động sáng tạo đa dạng như: Hà Nội trong tôi là (trình diễn âm nhạc), Em là bông hoa nhỏ (chương trình nghệ thuật thiếu nhi), A Lưu (chiếu vở diễn), Reo vang bình minh (chương trình hòa nhạc) và trình diễn thời trang Xpressive.

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội, chương trình giáo dục di sản Thị Mầu xuyên không đã mang đến cho các em nhỏ cơ hội khám phá nghệ thuật truyền thống theo cách mới lạ và hấp dẫn. Đạo diễn Ninh Quang Trường, tác giả chuyển soạn và thiết kế chương trình, chia sẻ: “Chương trình là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật chèo truyền thống và cách tiếp cận hiện đại. Thông qua thưởng thức vở diễn cách tân và trải nghiệm các hoạt động thú vị như đánh đàn, chơi trò chơi..., các em được khám phá nghệ thuật truyền thống một cách trực quan. Điều này không chỉ khơi dậy tình yêu di sản mà còn thể hiện cách làm mới các vở diễn nghệ thuật truyền thống”. Chương trình không chỉ hướng tới giáo dục thế hệ trẻ mà còn khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn và bền vững.

Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục khuyến khích sự sáng tạo trong các không gian đô thị. Các điểm đến như Phố Sách Hà Nội, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA), Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm... đang trở thành nơi giao thoa giữa hiện đại và truyền thống. Các công trình nghệ thuật công cộng, từ tượng đài, vườn hoa, con đường gốm sứ, đến các tác phẩm điêu khắc, hay những dự án nghệ thuật công cộng như phố bích họa Phùng Hưng và dự án Phúc Tân... đã tạo ra không gian sáng tạo, kết nối giữa nghệ thuật và kiến trúc.

Đánh thức di sản - thắp lửa sáng tạo cho phát triển bền vững - ảnh 2
Buổi biểu diễn nghệ thuật “Thị Mầu xuyên không” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2024. Ảnh: NGỌC HẢO

Để ngành CNVH Hà Nội “cất cánh”

Các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) của Thủ đô đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn như thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu liên kết giữa các bên, và đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNVH, Hà Nội cần ưu tiên xây dựng thêm các chính sách và cơ chế hỗ trợ rõ ràng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt để ngành CNVH tiến xa. Thành phố cần đẩy mạnh đào tạo chuyên môn và tạo môi trường làm việc sáng tạo. Từ đó, có thể thu hút nhân tài, thúc đẩy cộng đồng sáng tạo và bảo đảm sự phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh rằng: Sự phát triển văn hóa và con người không phụ thuộc vào xuất phát điểm, mà chủ yếu nằm ở nhận thức và quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo. Vì vậy, các cấp, ngành cần phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ Luật Thủ đô 2024. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, gắn với việc định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.

Hà Nội cần nhanh chóng phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo ra các không gian sáng tạo hiện đại như trung tâm văn hóa, khu phố nghệ thuật... Việc đầu tư vào cơ sở vật chất không chỉ hỗ trợ quá trình sản xuất và quảng bá các sản phẩm văn hóa mà còn thúc đẩy sự kết nối giữa các nhà sáng tạo và doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa (CNVH).

Đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển này. Hà Nội cần khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để các ý tưởng sáng tạo được triển khai. Các chương trình hỗ trợ tài chính, đầu tư cho các dự án sáng tạo, kết hợp tổ chức sự kiện, hội thảo và triển lãm... sẽ mở ra cơ hội kết nối cộng đồng sáng tạo với doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy các hoạt động đổi mới.

Cuối cùng, để phát triển bền vững, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là điều thiết yếu. Sự kết hợp giữa bảo tồn giá trị truyền thống và phát triển các xu hướng hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm văn hóa độc đáo, vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại.

相关内容
推荐内容