Thể thao

【nhận định mc vs】Chuyên gia đề xuất nới "room ngoại" cho ngân hàng tìm cổ đông chiến lược

字号+ 作者:88Point 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-25 21:40:40 我要评论(0)

Đề xuất cấp room tín dụng dựa vào hệ số an toàn vốnCông ty tài chính có còn “đẻ trứng vàng” cho ngân nhận định mc vs

Đề xuất cấp room tín dụng dựa vào hệ số an toàn vốn
Công ty tài chính có còn “đẻ trứng vàng” cho ngân hàng?êngiađềxuấtnớiquotroomngoạiquotchongânhàngtìmcổđôngchiếnlượnhận định mc vs
VPBank chốt room ngoại 15%, "dọn đường" cho nhà đầu tư chiến lược?
một số ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang tìm kiếm tốt cơ hội tăng vốn chủ sở hữu từ các cổ đông nước ngoài. Ảnh: internet
Một số ngân hàng thương mại đã và đang tìm kiếm cơ hội tăng vốn chủ sở hữu từ các cổ đông nước ngoài. Ảnh: Internet

Các chuyên gia CIEM đang dự thảo báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cố phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng”.

Theo nghiên cứu, từ năm 2017 đến 2020, số lượng cổ đông nước ngoài tại 16 ngân hàng thương mại đã tăng từ 42 tổ chức lên xấp xỉ 90 tổ chức. Nhưng nếu so với con số 31 ngân hàng thương mại đang hiện diện ở nước ta thì số 16 ngân hàng thương mại có cổ đông chiến lược còn rất khiêm tốn, trong khi đây là một kênh gọi vốn cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ các ngân hàng đang đẩy mạnh chuyển đổi số.

Để tăng vốn, nhiều ngân hàng đã lên phương án phát hành cổ phiếu, giao dịch trên sàn chứng khoán; tìm kiếm, đàm phán với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; hoặc nâng tỷ lệ vốn bán cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Nhiều ngân hàng đã thành công trong việc gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, giúp năng lực tài chính nâng lên, tạo cơ hội để đổi mới đầu tư hạ tầng công nghệ, tăng cường thanh khoản, quản trị rủi ro...

Tuy nhiên, không ít lãnh đạo ngân hàng thương mại đã từng chia sẻ, việc tìm kiếm, lựa chọn các đối tác chiến lược đã khó, nhưng khi đàm phán để đi đến kết quả chung cuộc thì vướng mắc lớn nhất tập trung vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Theo quy định của Nghị định 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực từ ngày 20/2/2014, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài như sau: cá nhân nước ngoài: không quá 5% vốn điều lệ; tổ chức nước ngoài: không quá 15% vốn điều lệ; nhà đầu tư chiến lược: không quá 20% vốn điều lệ; nhà đầu tư nước ngoài và mgười có liên quan: không quá 20% vốn điều lệ. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chuyên gia của CIEM và VNBA đều nhận định, tỷ lệ sở hữu vốn trên đang làm khó cơ hội tìm kiếm cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại.

Do đó, các chuyên gia đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc cách tiếp cận điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại; về phát triển công nghệ tài chính (fintech); cải thiện khung pháp lý để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính; đối thoại cởi mở hơn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến cơ cấu sở hữu tại các ngân hàng thương mại.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA, bên cạnh các ngân hàng tự chủ động khắc phục khó khăn do nguyên nhân chủ quan như: nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đổi mới công nghệ, xử lý nợ xấu… để tiếp cận các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng thì vấn đề hoàn thiện khung pháp lý theo hướng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, ổn định lâu dài, nhất quán là điều rất cần thiết. Việc quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nước ngoài cần được phân loại theo nhóm. Đối với nhóm các ngân hàng thương mại, có thể nới hạn mức tùy theo đánh giá xếp loại của Ngân hàng Nhà nước. Đối với ngân hàng thương mại đã hoàn thành Basel II, đang tiếp tục nâng cao lên Basel III, có thể nâng tỷ lệ góp vốn cổ đông nước ngoài lên cao hơn tỷ lệ 30% như đã quy định.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng nêu rõ, việc xem xét tăng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, song phải đảm bảo hài hòa lợi ích, nhu cầu của các nhà đầu tư với vai trò quản lý nhà nước. Chính sách rõ ràng, nhất quán ngay từ đầu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, hội nhập.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần

    Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần

    2025-01-25 20:59

  • Bất động sản 'xuống đáy', hé lộ phân khúc phục hồi

    Bất động sản 'xuống đáy', hé lộ phân khúc phục hồi

    2025-01-25 20:17

  • TP.HCM đề xuất được quyền điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội

    TP.HCM đề xuất được quyền điều chỉnh dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội

    2025-01-25 19:16

  • Cơ hội đầu tư bất động sản mới ở Móng Cái

    Cơ hội đầu tư bất động sản mới ở Móng Cái

    2025-01-25 19:13

网友点评