Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết,ỹtiếptụcngănchặnccứngdụngcủaTrungQuốxem kết quả bóng đá nét Tổng thống Donald Trump sẽ công bố hành động mới “trong những ngày tới” liên quan tới các công ty phần mềm Trung Quốc mà Washington xem là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tổng thống Trump từng đe dọa loại bỏ ứng dụng TikTok khỏi Mỹ nhưng ông đang đổi ý. Ảnh: SKY NEWS Ông cho biết những dữ liệu này có thể gồm thông tin về nhận dạng khuôn mặt, thông tin về nơi ở, số điện thoại và cả những bạn bè mà người dùng có liên lạc. “Những công ty phần mềm đang làm ăn với Mỹ, dù đó là TikTok hay WeChat và vô số khác... đang cung cấp dữ liệu trực tiếp cho Trung Quốc”, Ngoại trưởng Pompeo nói. Nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ nói rằng suốt những năm qua, Mỹ đã chấp nhận điều này bởi người dân “cảm thấy vui với chúng”. Tuy nhiên, ông cho biết: “Tổng thống Trump đã nói “Đủ rồi!”, và chúng ta phải sửa chữa nó”. Thông tin trên được ông Pompeo đưa ra sau khi Tổng thống Trump tuyên bố ông sẽ cấm TikTok tại Mỹ. Phía TikTok (ứng dụng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc) và WeChat (một ứng dụng nhắn tin phổ biến ở Trung Quốc) đều nói rằng họ giữ bí mật dữ liệu người dùng. Trong khi đó, cũng trong ngày 2-8, đề cập cụ thể tới TikTok, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết công ty này sẽ bị chặn ở Mỹ hoặc phải bán cho một công ty khác. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài ABC, ông Mnuchin thông tin tất cả thành viên của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đều nhất trí rằng TikTok “không thể duy trì ở hình thức hiện tại vì có nguy cơ họ gửi đi thông tin của 100 triệu người Mỹ”. Hôm 31-7, Tổng thống Trump nói rằng ông dự định cấm TikTok khỏi Mỹ vì lo ngại về dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, dường như ông đã bác bỏ ý tưởng trên khi ứng dụng TikTok được một công ty Mỹ tiếp quản. Sau cuộc thảo luận giữa Tổng thống Trump và Giám đốc điều hành Microsoft, ông Satya Nadell, vào ngày 2-8, gã khổng lồ công nghệ này cho biết họ đã tiến hành đàm phán mua lại hoàn toàn với công ty mẹ ByteDance của TikTok với các cuộc thảo luận đã hoàn tất “không muộn hơn ngày 15-9-2020”. Trong một tuyên bố, Microsoft cho biết: “Microsoft hoàn toàn đánh giá cao tầm quan trọng trong việc giải quyết các mối quan ngại của Tổng thống. Họ cam kết mua TikTok để có được sự bảo mật hoàn chỉnh và cung cấp lợi ích kinh tế phù hợp cho Mỹ, bao gồm cả Kho bạc Mỹ”. Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft cho biết họ sẽ tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Microsoft nói rằng họ sẽ “đảm bảo rằng tất cả dữ liệu riêng tư của người dùng Mỹ tại TikTok được chuyển đến và ở lại Mỹ”. Microsoft cũng cho biết họ có thể mời các nhà đầu tư Mỹ khác mua cổ phần thiểu số tại TikTok. Mối đe dọa của Tổng thống Trump cấm TikTok chỉ là cú hích mới nhất trong cuộc chiến thương mại và an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ gây thiệt hại hàng tỉ USD và hàng ngàn việc làm, điều mà Bắc Kinh phủ nhận. Trong một diễn biến khác, Đại sứ Mỹ tại Brazil Todd Chapman gần đây cũng đã cảnh báo nước chủ nhà rằng họ có thể đối mặt hậu quả nghiêm trọng nếu cho phép tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G. Cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc Washington đang tăng cường nỗ lực nhằm hạn chế vai trò của Huawei trong việc tham gia phát triển mạng di động thế hệ mới tại nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh. Ông Chapman nhắc tới Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (USIDFC), một cơ quan do Tổng thống Donald Trump thành lập để thúc đẩy các nỗ lực phát triển tài chính ở nước ngoài của Mỹ, nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Cơ quan này hiện có ngân sách khoảng 60 tỉ USD. Theo nhà ngoại giao này, chính phủ Mỹ đã đồng ý dùng tiền của USIDFC để hỗ trợ các đồng minh chọn mua hạ tầng viễn thông từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. NGUYỄN TẤN tổng hợp |