您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【ca cuoc hom nay】Thế giới trước bài toàn an ninh lương thực

Ngoại Hạng Anh9185人已围观

简介Kinh tế thế giới trước nhiều rủi ro Dự báo châu Á-Thái Bình Dương tăng lương thực tế cao nhất thế gi ...

Kinh tế thế giới trước nhiều rủi ro Dự báo châu Á-Thái Bình Dương tăng lương thực tế cao nhất thế giới Nỗ lực giải "bài toán" an ninh lương thực
Hạn hán khiến nhiều người dân châu Phi bị thiếu ăn
Hạn hán khiến nhiều người dân châu Phi bị thiếu ăn

Số liệu vừa được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) công bố đã nêu bật bảo đảm an ninh lương thực đã trở thành một trong những vấn đề tối quan trọng và cấp bách hiện nay.

Bất ổn, xung đột và biến đổi khí hậu được cho là những nguyên nhân chính khiến nạn đói gia tăng. Thống kê cho thấy khoảng 58,1 triệu người đang thiếu lương thực trầm trọng ở khu vực vùng Sừng Lớn của châu Phi, trong đó 30,5 triệu người ở 6 nước Đông Phi gồm Djibouti, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda; số còn lại ở Burundi, CH Trung Phi, CHDC Congo và Tanzania. Sau những trận mưa lớn và lũ lụt do El Nino gây ra trong mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12/2023, đặc biệt là ở vùng Sừng châu Phi, lương thực lại càng ít ỏi. Hiện tượng El Nino và hạn hán lan rộng đặt ra nguy cơ ngày càng lớn đối với an ninh lương thực ở miền Nam châu Phi.

Còn tại Trung Đông, chưa bao giờ khu vực này rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng như hiện nay, khi cuộc xung đột kéo dài ở Dải Gaza đẩy toàn bộ khoảng 2,3 triệu người ở vùng lãnh thổ Palestine này vào cảnh thiếu ăn, trong đó hơn nửa triệu người đói nghiêm trọng. Theo Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), khoảng 11 triệu người ở Trung Đông không đủ lương thực hàng ngày. Đáng chú ý, nhiều tháng qua, Gaza nhận được chưa đến 50% lượng lương thực cần thiết.

Dù tỷ lệ đói nghèo và tình trạng mất an ninh lương thực đã giảm tương đối tại khu vực Nam Mỹ trong giai đoạn 2021-2022 song ở Trung Mỹ và Mexico, tỷ lệ đói nghèo vẫn giữ nguyên và tỷ lệ mất an ninh lương thực có chiều hướng tăng. Các quốc gia có tỷ lệ mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất trong giai đoạn 2021-2022 lần lượt là Haiti (82,6%), Guatemala (59,8%), Honduras (56,1%), Jamaica (54,4%) và Cộng hòa Dominica (52,1%).

Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế chỉ còn 6 năm nữa để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG), trong đó có mục tiêu “Không còn nạn đói” vào năm 2030, nhưng tiến trình đạt được mục tiêu này ngày càng chệch hướng. Nếu không có hành động quyết liệt, thì gần 600 triệu người trên thế giới sẽ vẫn phải đối mặt với nạn đói vào năm 2030. Do đó, hơn lúc nào hết các nước cần hành động ngay, nỗ lực giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình, đồng thời tăng đầu tư để bảo đảm hệ thống lương thực lành mạnh, công bằng và bền vững. Các phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp, canh tác hữu cơ, hệ thống nông lâm kết hợp và nền kinh tế tuần hoàn được cho là một trong những “chìa khóa” giúp ngăn chặn khủng hoảng khí hậu và mất đa dạng sinh học. Chỉ khi nào các nước tăng tốc chuyển đổi, thế giới mới có thêm tia hy vọng nhằm ngăn chặn thảm cảnh do nạn đói gây ra.

Tags:

相关文章