发布时间:2025-01-10 20:00:25 来源:88Point 作者:Cúp C2
Các nước nghèo được tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ 12 tỷ USD
Đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sâu sắc nhất kể từ Thế chiến thứ 2. Các nước đang phải đối mặt với các thách thức lớn,ỗtrợcácnướcnghèovượtquađạidịbxh các giải vô địch quốc gia châu âu đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, cần nguồn tài chính lớn để vừa phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương vừa thực hiện các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, dẫn đến gia tăng gánh nặng nợ công. Theo các báo cáo của Viện Tài chính quốc tế (IIF), các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ vẫn phải thanh toán các khoản vay nợ nước ngoài tổng cộng khoảng 444,6 tỷ USD trong năm 2020.
Trong bối cảnh đó, tháng 4/2020, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G20 đã thông qua Sáng kiến tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi (gọi tắt là DSSI) đối với các khoản nợ song phương cho 77 quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp (bao gồm 76 quốc gia thuộc Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA và Ăngôla), với khoảng 12 tỷ USD đến hạn phải trả từ ngày 1/5/2020 sẽ được tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ đến tháng 12/2020. Mục tiêu chính của DSSI là cho phép các nước nghèo nhất tập trung nguồn lực để đối phó đại dịch, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất và tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Các quốc gia thụ hưởng sáng kiến cam kết sử dụng các nguồn lực được giải phóng này để tăng chi tiêu cho xã hội, y tế hoặc kinh tế để ứng phó với khủng hoảng, đồng thời cam kết công khai thông tin về nợ công. Sau thời hạn 8 tháng và 1 năm ân hạn, các quốc gia thụ hưởng sẽ phải trả nợ gốc và lãi trả chậm trong 3 năm. Việc tạm ngừng thanh toán này không làm giảm tổng tiền thanh toán phải trả cho các nước chủ nợ song phương.
Tổng nợ công của các nước thu nhập thấp – trung bình trong năm 2020 |
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, số người nghèo cùng cực trên thế giới tăng mạnh trở lại. WB ước tính có tới 100 triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo cùng cực. Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc cảnh báo 265 triệu người trên thế giới sẽ đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực, thực phẩm nghiêm trọng vào cuối năm nay, nhiều gấp đôi so với khoảng 135 triệu người bị thiếu lương thực vào năm ngoái - theo Báo cáo WFP, 4/2020. Tổ chức Lao động quốc tế dự báo thế giới có thể mất gần 510 triệu việc làm - theo Báo cáo ILO, 30/6/2020. Vì vậy, tại Hội nghị G20 ngày 18/7/2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) kêu gọi sự hưởng ứng tích cực từ các nước chủ nợ song phương, các ngân hàng phát triển đa phương cũng như từ khu vực tư nhân và kiến nghị các nước G20 gia hạn chương trình DSSI, hành động quyết liệt và triển khai nhanh chóng các giải pháp về tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ cho các nước nghèo nhất, giảm nợ và đưa ra các cơ chế giải quyết nợ bền vững và minh bạch.
Các hành động tiếp theo
Sáng kiến tạm ngừng nghĩa vụ trả nợ cho các nước nghèo nhất đã bước đầu đạt được thành công khi có sự đồng thuận cao và tham gia của tất cả các nước thành viên G20. Theo thống kê của WB, tính đến ngày 10/8/2020, Sáng kiến DSSI đã nhận được 42 đơn đăng ký, trong đó có 26 đơn từ các nước châu Phi, 1 đơn từ ASEAN (Myanmar) với tổng giá trị nghĩa vụ nợ được đề nghị hoãn là 8,7 tỷ USD (thấp hơn mục tiêu 12 tỷ USD của G20). Tính đến nay, trong số các nước nhận được lợi ích từ sáng kiến, Ăngôla là nước đạt được lợi ích cao nhất tương đương 3,1% GDP, Myanmar đạt được lợi ích tương đương 0,5% GDP.
Mặc dù Sáng kiến DSSI bước đầu đã đem lại một số kết quả khả quan nhưng cũng còn nhiều thách thức. Một số nước quan ngại không tiếp cận được DSSI do lo ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà đầu tư, làm giảm hệ số xếp hạng tín nhiệm và khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Do đó, để giữ nguyên xếp hạng hiện tại và chi phí tài trợ thấp, G20 khuyến khích các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDBs) thực hiện các nỗ lực chung để tiếp tục triển khai Sáng kiến DSSI, bao gồm việc cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho các quốc gia đủ điều kiện DSSI trong thời gian được hoãn trả nợ theo DSSI.
Việc khu vực tư nhân chưa tham gia DSSI có thể làm giảm tác động của sáng kiến bởi 78% khoản nợ của các nước nghèo vay từ khu vực tư nhân. DSSI ước tính giải phóng khoảng 12 tỷ USD, tuy nhiên, đây chỉ là một phần khoản nợ mà 77 nước đang phát triển có thu nhập thấp phải trả đến cuối năm 2020. Theo IIF, các khoản nợ của các quốc gia đủ điều kiện tham gia Sáng kiến DSSI là khoảng 35,3 tỷ USD và nếu có thêm sự tham gia của các chủ nợ tư nhân giải phóng được thêm 13 tỷ USD. Sự tham gia của khu vực tư nhân còn hạn chế do thủ tục tham gia còn khá phức tạp, cần đàm phán trong thời gian dài, có khả năng tạo ra động cơ để các quốc gia trì hoãn nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó, các nước nghèo lo ngại bị giảm xếp hạng tín nhiệm khiến các quốc gia này bị loại khỏi thị trường vốn quốc tế. Vì vậy, G20 đề nghị IIF xây dựng Điều khoản tham chiếu về việc tham gia tự nguyện của khu vực tư nhân và nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục thúc đẩy và khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ các chủ nợ tư nhân vào sáng kiến DSSI.
Một thách thức khác là DSSI chỉ dành cho các quốc gia có thu nhập thấp, nợ ngắn hạn và không áp dụng cho các thị trường mới nổi, trong khi cả quốc gia thu nhập thấp và các thị trường mới nổi đều có thể rơi vào tình trạng nợ không bền vững, do cạn kiệt khả năng tài chính để đối phó với cuộc khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19. IIF dự báo các thị trường mới nổi có thể gặp khó khăn trong huy động vốn nước ngoài và chịu thâm hụt tài khóa lớn trong năm nay. Tuy nhiên, khả năng các chủ nợ chính thức G20 dành hỗ trợ tương tự như Sáng kiến DSSI cho các nước có thu nhập trung bình sẽ khó khả thi. Vì vậy, IMF và Câu lạc bộ Pa-ri khuyến nghị G20 không nên mở rộng phạm vi của Sáng kiến DSSI tới nhóm các nước có thu nhập trung bình.
Kiều Nga (Vụ Hợp tác quốc tế)
相关文章
随便看看