Để bắt kịp xu thế phát triển,ơithôngvướngmắccơchếđểthúcđẩytăngtrưởbóng đá cúp c1 đêm nay rất cần các chính sách đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0, của nền kinh tế số Đây là ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý tại hội thảo “Đảm bảo tính nhất quán trong điều chỉnh chính sách để đạt mục tiêu tăng trưởng” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 18/9.
Cần gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách trong hàng loạt lĩnh vực để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017, nhằm tạo đà cho một giai đoạn phát triển kinh tế ổn định ở mức cao và bền vững trong những năm sau. Khâu đột phá được xác định là quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tạo niềm tin và sự hưng phấn cho các doanh nghiệp (DN) để mạnh dạn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối tượng được tập trung ưu tiên là khu vực kinh tế tư nhân, vốn còn nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác. Thời gian qua, Chính phủ cùng với cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt để thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, giải pháp khả thi nhất là thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển mà hiện đang bị cản trở bởi môi trường chính sách không thuận lợi. Một trong những vấn đề đầu tiên được các chuyên gia đề cập về tháo gỡ vướng mắc cơ chế chính sách là việc gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh. Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Công thương đang rà soát và dự kiến cắt bỏ khoảng 50% điều kiện kinh doanh không phù hợp trong tổng số 1.200 điều kiện kinh doanh hiện hành. Theo ông Hưng, trong bối cảnh hạn hẹp ngân sách, điều hướng đến phải là khơi thông về cơ chế chính sách, nguồn lực, nhất là chính sách liên quan đến kinh tế tư nhân, vốn nước ngoài... để tạo điều kiện kinh doanh thông thoáng cho DN phát triển.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đề cập những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho DN, mà mới đây nhất là đề xuất giảm hàng chục loại phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế nằm trong kế hoạch tổng thể về cơ cấu lại ngân sách, cơ cấu lại hệ thống chính sách thuế cũng có các quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập cho DN nhỏ, DN trong lĩnh vực được khuyến khích.
Tuy nhiên, ông Vũ Tú Thành, Trưởng đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Asean (USABC) cũng lưu ý rằng việc cải thiện, nới lỏng các chính sách quản lý hiện nay mới ở góc độ sửa những thứ đã có, đang có để kích thích tăng trưởng mà chưa phải là chuẩn bị cho những thứ “sẽ có”. Chẳng hạn như các chính sách tận dụng ưu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của nền kinh tế số, nền kinh tế chia sẻ. Hiện nay, dường như chúng ta mới chỉ kêu gọi DN hướng tới cách mạng 4.0 mà chưa có chính sách áp dụng vào việc quản lý nhà nước, áp dụng cho các bộ, ngành.
Lựa chọn tăng trưởng theo thời điểm
Nhìn một cách tổng thể, chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành đánh giá, có 4 vấn đề đang ràng buộc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là: Khó khăn về ngân sách, yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, áp lực cải cách bộ máy nhà nước và mục tiêu vừa tăng trưởng vừa thực hiện tái cấu trúc.
Để vượt qua những ràng buộc này, TS Võ Trí Thành cho rằng phải có “nghệ thuật” để lựa chọn tăng trưởng theo thời điểm mà không phá vỡ các mục tiêu nêu trên. Chẳng hạn, có thể đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao đến 21% để đạt mục tiêu tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị cho phương án “rút lui”, giữ ổn định thị trường khi mà năm tới không thể tiếp tục đẩy tín dụng lên mức cao hơn nữa. Cơ hội phù hợp cho Việt Nam ở thời điểm này, theo TS Võ Trí Thành, chính là tận dụng thời cơ hội nhập hiện nay để thu hút nguồn lực bên ngoài. Đồng thời, đi cùng với đó là kế hoạch cải cách tổng thể về chính sách thuế, phí, thu chi ngân sách… Có như vậy, mới đáp ứng được yêu cầu giải trình cũng như yêu cầu của phát triển kinh tế.
Về khía cạnh năng lực bộ máy, bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế trung ương đánh giá, mặc dù chúng ta đã ban hành nhiều chính sách tốt, nhưng vấn đề lớn nhất đang nằm ở khâu thực thi. Để khắc phục vấn đề này, năm qua Chính phủ đã đẩy mạnh việc thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm. “Chưa năm nào công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện nhiều như năm vừa rồi, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong xử lý tham nhũng, xử lý những vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước”, bà Nguyễn Thị Tư nhận xét.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tư cũng cho rằng, trong cơ chế chính sách có những yếu tố làm chững lại tăng trưởng, cản trở sự năng động sáng tạo của một số cán bộ công chức, cơ quan. Do đó, trong quá trình phát triển, một số cán bộ, DN đã phải vận dụng, hay “vượt rào”, đôi khi dẫn đến vi phạm. Như vậy, việc tháo gỡ những vướng mắc cơ chế cũng sẽ góp phần khuyến khích sự sáng tạo, năng động của cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước, từ đó góp phần tăng hiệu quả bộ máy, thúc đẩy tăng trưởng. H.Y |