Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong gỡ thẻ vàng IUU | |
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị gỡ vướng xuất khẩu sang EU | |
Đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu có yêu cầu truy xuất được nguồn gốc thủy sản | |
Đảm bảo xuất khẩu thủy sản không vi phạm quy định chống khai thác IUU | |
Còn tàu cá vi phạm,ùilịchkiểmtrachốngkhaithácIUUtạiViệtNamsangthákết quả bóng đá giải mexico khó gỡ thẻ vàng IUU |
Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, theo lịch cuối tháng 5 này, Đoàn Thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác IUU. Tuy nhiên, mới đây, Đoàn đã có thông báo sẽ sang Việt Nam kiểm tra vào tháng 10/2023.
Trước đó, EC đã đề xuất các cuộc làm việc trực tuyến vào tháng 5, 6 và 10/2023 trước khi sang Việt Nam kiểm tra. Cuối tháng 5/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp sẽ có đoàn công tác sang và làm việc trực tiếp để EC nắm bắt, cập nhật tình hình chống khai thác IUU của Việt Nam, hy vọng có thể thu hẹp khuyến nghị của họ với Việt Nam.
Sau hơn 5 năm bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "thẻ vàng" (từ ngày 23/10/2017) đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu vì chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về chống khai thác IUU, trải qua 3 lần thanh tra, EC đã khẳng định quá trình gỡ “thẻ vàng” của Việt Nam đang đi đúng hướng, có sự cải thiện tích cực. Theo đó, Việt Nam đã nỗ lực với nhiều cam kết thực hiện IUU, triển khai 4 nhóm khuyến nghị của EC để chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, gồm: khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác và thực thi pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức các đoàn công tác kiểm tra thực tế tình hình và hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp chống khai thác IUU, khắc phục khuyến nghị của EC tại địa phương như: Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Bình Định... Các địa phương đã tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp để khắc phục các tồn tại, hạn chế để sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.
“Thẻ vàng” IUU là một trong những lực cản lớn nhất đối với xuất khẩu hải sản Việt Nam vào EU những năm qua và trong thời gian tới. Ảnh: NT. |
Đối với các nước ASEAN như Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai cơ chế phối hợp với Tổng cục Thủy sản Thái Lan thường xuyên trao đổi các thông tin về tàu cá vi phạm vùng biển của nhau để phục vụ công tác cập nhật danh sách tàu cá IUU. Dự kiến trong tháng 6/2023, sẽ làm thủ tục ký kết Bản ghi nhớ về chống khai thác IUU giữa Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Tổng cục Thủy sản Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan.
Đồng thời, duy trì cơ chế họp thường niên hợp tác song phương về thủy sản với Philippines, đang phối hợp với Philippines triển khai thủ tục gia hạn đường dây nóng Việt Nam - Philippines. Tăng cường hợp tác song phương với Campuchia thông qua bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thủy sản giữa hai bên, trong đó đẩy mạnh hợp tác tiểu vùng vịnh Thái Lan và đàm phán ký kết đường dây nóng.
Bên cạnh đó cũng đã hợp tác với Mỹ nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm ngư nhằm tăng cường khả năng thực thi pháp luật thuỷ sản, tổ chức các Khóa tập huấn về triển khai thực hiện quy định của Hiệp định Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) cho các kiểm tra viên…
Theo Cục Thủy sản, đến ngày 30/4, đã có 28.797/29.489 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý (hầu hết là các tàu cá đang nằm bờ, ngưng hoạt động và thuộc diện chờ giải bản, xóa đăng ký...). |