当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq bóng đá giao hữu hôm nay】Đã tính toán kỹ tác động của việc tăng giá điện lên CPI 正文

【kq bóng đá giao hữu hôm nay】Đã tính toán kỹ tác động của việc tăng giá điện lên CPI

2025-01-10 22:41:22 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:136次

Trong thời gian tới,Đãtínhtoánkỹtácđộngcủaviệctănggiáđiệnlêkq bóng đá giao hữu hôm nay các bộ, ngành, địa phương sẽ theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường của các mặt hàng thiết yếu, để có giải pháp bình ổn phù hợp, tránh phản ứng dây chuyền tăng giá.

* PV: Giá bán lẻ điện bình quân vừa được điều chỉnh tăng 8,36%, dự kiến sẽ làm CPI tháng 4 tăng 0,29%. Theo các cơ quan quản lý, với mức tăng này, CPI vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại tác động của lạm phát kỳ vọng, nhất là tâm lý “té nước theo mưa”, giá điện tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của những mặt hàng khác. Ông nhận định về điều này như thế nào?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Việc điều hành giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý đã được các cơ quan quản lý tính toán kỹ trước khi báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh giá điện lần này đã bao gồm cả việc điều chỉnh giá than bán cho sản xuất điện. Như vậy, việc tăng giá than cho sản xuất điện chỉ ảnh hưởng qua giá điện trong một lần điều chỉnh giá điện. Điều này khác với những lần trước, điều chỉnh giá điện xong mới điều chỉnh giá than. Theo tính toán, việc điều chỉnh giá điện sẽ tác động tới CPI cả trong tháng 3 và tháng 4/2019.

tuan
Ông Nguyễn Anh Tuấn

Tuy nhiên, đúng như ý kiến lo ngại, bởi mặt hàng điện là đầu vào của nền kinh tế. Việc điều chỉnh giá điện sẽ kéo theo tăng giá đầu vào của một số ngành sản xuất trực tiếp như xi măng, hợp kim, hóa chất… Song, cơ quan quản lý đã tính toán kỹ những tác động của việc tăng giá điện ảnh hưởng lên CPI.

Trong kiến nghị mới đây, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã kiến nghị Bộ Công thương phối hợp với Tổng cục Thống kê theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện; tiếp tục tăng cường công tác công khai, minh bạch chi phí đầu vào, kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định.

Đồng thời, các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm định hướng dư luận phù hợp về việc điều chỉnh giá bán điện, cũng như hạn chế các thông tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.

Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng chủ động tuyên truyền công tác điều hành giá, nhất là các mặt hàng có tính chất nhạy cảm đến người dân; công khai, minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần rà soát để tiết giảm tối đa, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tránh việc tăng giá điện ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

* PV: Tại cuộc họp vừa qua của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhận định, việc kiểm soát lạm phát ở mức 3,3 - 3,9% trong năm nay là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đó còn gặp nhiều khó khăn. Theo ông, đâu là những tín hiệu khả quan có thể hạn chế bớt đà tăng giá từ nay tới cuối năm?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn:Đúng vậy, vẫn còn nhiều sức ép lên mặt bằng giá từ nay đến cuối năm, như: Giá xăng dầu dự kiến còn diễn biến phức tạp; việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường như giá dịch vụ y tế, giáo dục; việc điều chỉnh tiền lương; rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…

Song từ nay đến cuối năm, dự kiến giá một số mặt hàng giảm hoặc ổn định như dịch vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông giảm; giá đường dự báo vẫn ở mức thấp do tồn kho ở mức cao; giá thịt lợn có khả năng giảm trong ngắn hạn. Ngoài ra, lạm phát cơ bản, tỷ giá, lãi suất hiện đang được điều hành ổn định. Nguồn cung cầu thị trường các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện đồng bộ các biện pháp, sẽ góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

* PV: Dự kiến, CPI tháng 4 có thể tăng. Việc quản lý, điều hành giá trong thời gian này sẽ được ưu tiên thực hiện ra sao để hạn chế đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng, thưa ông?

- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Những áp lực tăng giá là hiện hữu khi trong tháng 4 có 2 kỳ nghỉ lễ, giá cả có thể tăng nhẹ theo quy luật. Cùng với đó là việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân; giá xăng dầu tăng; giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng… Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, để có giải pháp bình ổn phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu hiện đang có biến động nhiều về cung cầu như thịt lợn, lương thực…

Đối với mặt hàng xăng dầu cần chú trọng đảm bảo an ninh năng lượng, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến của thế giới, kết hợp việc trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá đảm bảo có dư địa cho việc bình ổn thị trường.

* PV: Xin cảm ơn ông!

-----------------------------------------------------------

* Ông Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế: Công khai thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng

long
Ông Ngô Trí Long

Tăng giá điện là việc bất khả kháng, không thể không thực hiện được do giá điện đã hoãn tăng giá từ cuối năm ngoái. Các cơ quan quản lý đã đánh giá tác động của việc tăng giá điện đến CPI, tăng trưởng nền kinh tế… Vấn đề đặt ra lúc này là hạn chế bớt rủi ro của việc tăng giá điện đến người tiêu dùng như phản ứng dây chuyền “té nước theo mưa”; hay những rủi ro tác động đến đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phía cơ quan quản lý, tôi cho rằng, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần kiểm soát chặt chẽ, có chế tài theo dõi giám sát và điều hành giá cả, tránh để tình trạng tăng giá theo dây chuyền.

Cùng với đó, cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để điều chỉnh tăng giá bất hợp lý, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu do Nhà nước định giá, trong công tác quản lý, điều hành giá cần phải tính toán, chủ động điều chỉnh để tránh gây tác động đến mặt bằng giá.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất, phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Tùy từng ngành phải có cơ chế vận dụng hợp lý, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cũng như tránh sử dụng điện vào giờ cao điểm (sau khi tính toán hợp lý đến chi phí tiền lương cho người lao động khi tăng ca)…

Ngoài các giải pháp nêu trên, theo tôi, công tác thông tin tuyên truyền hết sức quan trọng. Cần tuyên truyền công khai về công tác điều hành giá, thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.


* Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng giá điện làm thay đổi cách sử dụng điện của doanh nghiệp

lam
Ông Nguyễn Bích Lâm

Điều chỉnh giá điện nằm trong kịch bản kiểm soát lạm phát của Chính phủ. Điều chỉnh giá điện là cần thiết bởi vì hiện nay giá điện của Việt Nam thấp hơn giá điện của các nước trên thế giới và trong khu vực.

Ví dụ, giá điện của Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ cao gấp 3 lần giá điện của Việt Nam; còn trong khu vực thì giá điện của Việt Nam thấp hơn giá điện của Campuchia, Philippines là 28%, thấp hơn giá điện của Lào và Trung Quốc là 12%.

Với giá điện thấp nên ngành điện không đủ để bù đắp chi phí, khiến nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng không mặn mà đầu tư vào ngành điện Việt Nam. Nhu cầu sử dụng điện hàng năm rất lớn nên buộc phải điều chỉnh để bù lỗ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Việc tăng giá điện buộc người dân cũng phải tiêu dùng tiết kiệm hơn trong việc sử dụng điện. Đặc biệt, đối với khu vực doanh nghiệp (DN), việc tăng giá điện cũng buộc DN phải đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới các công nghệ để dùng ít điện năng, tiết kiệm chi phí./.

Minh Anh - Nam Khánh (thực hiện)

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜