【jordan vs hàn quốc】Nguồn vốn bất động sản vẫn phụ thuộc lớn vào ngân hàng
Đây là một trong những nội dung được trao đổi,ồnvốnbấtđộngsảnvẫnphụthuộclớnvàongânhàjordan vs hàn quốc thảo luận tại "Diễn đàn Bất động sản 2018: Cơ hội từ chính sách", do Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, chiều ngày 17/5.
Doanh nghiệp (DN) BĐS hạn chế về nguồn vốn
Ông Nguyễn Việt Cường – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc KOSY Group cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đang có những dấu hiệu phát triển đầy tiềm năng nhờ những tín hiệu tích cực của nền kinh tế. Ví dụ như: Tốc độ đô thị hóa nhanh (khoảng 3,4%/năm). Mặt bằng dân số trẻ. Nhu cầu nhà ở đô thị và nhu cầu gia tăng diện tích nhà ở trên đầu người ngày một tăng cao (diện tích nhà ở bình quân trên đầu người của nước ta hiện đang là 22,8m2/người, thấp hơn so với chuẩn của thế giới 25m2/người)…
Điều đó khiến cho số lượng các DN đầu tư vào lĩnh vực BĐS khá lớn, kéo theo các dự án BĐS đang và sắp triển khai là rất nhiều. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng đủ năng lực tài chính để chủ động triển khai thành công dự án mà không gặp phải bài toán về huy động vốn.
Theo ông Cường, BĐS là một lĩnh vực có nhu cầu nguồn vốn lớn, song theo nhiều báo cáo thống kê cho thấy, có tới khoảng 70% vốn đầu tư vào lĩnh vực này có được từ vốn vay ngân hàng (trong khi ở các nước tỷ lệ này vào khoảng 35%). Tổng dư nợ cho vay BĐS năm 2017 là hơn 450.000 tỷ đồng, chiếm hơn 6,5% tổng dư nợ của nền kinh tế.
“Những con số trên cho thấy, nguồn vốn để phát triển BĐS của các DN BĐS Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cơ cấu vốn bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào BĐS như hiện nay.” – ông Cường nhấn mạnh.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thiện Trần |
Đồng quan điểm, theo ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, bản chất nguồn vốn phục vụ cho vay BĐS từ các tổ chức tín dụng là dựa vào nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó, khi DN BĐS phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng trong khi thị trường trái phiếu và cổ phiếu chưa phát triển mạnh, sẽ khiến DN BĐS gặp khó khăn khi vay vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS.
“Việc ra đời Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016, Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 hay công văn số 563/NHNN-TTGSNH mới đây của Ngân hàng Nhà nước, quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng đầu tư vào BĐS, là một động thái thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của Ngân hàng Nhà nước. Điều này đã tạo ra một thách thức lớn, song cũng là cơ hội để các DN BĐS giảm dần sự phụ thuộc vào ngân hàng, tìm cách tự chủ nguồn vốn, đảm bảo cho DN phát triển ổn định; góp phần đưa thị trường BĐS phát triển bền vững hơn” - ông Cường chia sẻ.
DN BĐS cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn
Bàn về giải pháp để các DN BĐS có thể dần tự chủ động được nguồn vốn, theo ông Nguyễn Việt Cường, các DN có thể nâng cao được năng lực vốn của mình bằng nhiều phương thức như tăng vốn điều lệ để nâng quy mô và tiềm năng phát triển trong tương lai; phát hành trái phiếu; huy động vốn trên thị trường chứng khoán hay các quỹ đầu tư; tìm kiếm, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hợp tác, liên doanh, liên kết với các DN trong và ngoài nước để phát triển dự án…
Về phía các cơ quan chức năng, ông Cường kiến nghị, Nhà nước cần nghiên cứu đưa ra các chính sách phù hợp hơn để thúc đẩy, hỗ trợ các DN BĐS nâng cao năng lực vốn để phát triển.
Cụ thể như ban hành cơ chế, chính sách để phát triển thị trường vốn, hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường tài chính, nhà ở để cung cấp vốn trung và dài hạn ổn định cho thị trường BĐS; thành lập các quỹ tín thác đầu tư BĐS để huy động vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó đầu tư vào BĐS …
Đối với các tổ chức tín dụng, theo khuyến nghị của ông Cấn Văn Lực, các tổ chức tín dụng cần chủ động định hướng nguồn vốn tín dụng BĐS vào lĩnh vực, phân khúc có nhu cầu thực, giảm thiểu cho vay lĩnh vực có xu hướng đầu cơ cao, phát triển không bền vững.
Mặt khác, các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu thiết kế các sản phẩm tín dụng, dịch vụ phù hợp hơn cho thị trường BĐS (về kỳ hạn, lãi suất, theo chuỗi kinh doanh BĐS gồm chủ đầu tư – nhà thầu xây dựng – đại lý môi giới – người mua)…./.
Diệu Thiện
相关推荐
- Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- Đại hội cổ đông Eximbank bất thành sau 5 giờ tranh cãi kịch liệt
- Cần hướng đi mới cho phát triển thương hiệu gạo quốc gia
- Súng trường FN F
- Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- Lộ diện ảnh thật iPhone 7 tại Việt Nam trước giờ G
- Bộ KH&CN: Kiểm tra chất lượng hàng hóa không kéo dài quá 1,5 ngày
- Nga đã có bom lượn độc nhất vô nhị trên thế giới