【link xem trực tiếp real madrid vs man city】Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước

时间:2025-01-10 01:52:07 来源:88Point

Quy định chặt hơn đảm bảo an ninh nguồn nước

Giải trình,ậtTàinguyênnướcsửađổiPháttriểnkinhtếkhôngđánhđổimôitrườnganninhnguồnnướlink xem trực tiếp real madrid vs man city tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, cho ý kiến tại kỳ họp trước, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị tập trung vào các nội dung như: thống nhất quản lý về tài nguyên nước và có sự phân công, phân cấp; gắn bảo đảm an ninh nguồn nước với an ninh, chủ quyền quốc gia; quản lý tài nguyên nước tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông; điều hoà, phân phối hiệu quả tài nguyên nước.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

“Tiếp thu các ý kiến trên, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn, làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước, tách bạch trách nhiệm quản lý nguồn nước và quản lý về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nói.

Có ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ nguyên tắc bảo đảm an ninh nguồn nước. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, dự thảo Luật đã quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, giải pháp, kịch bản, phương án điều hoà phân phối tài nguyên nước và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có liên quan, được thể hiện tại Điều 35 của dự thảo Luật.

Đồng thời dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện điều tiết nguồn nước, quyết định việc hạn chế phân phối, sử dụng nước; quyết định việc sử dụng các nguồn nước hiện có trên địa bàn; chỉ đạo huy động nguồn nước trong phạm vi quản lý để chủ động khắc phục tình trạng thiếu nước, bảo đảm nước cho sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác.

Đáng lưu ý, dự thảo Luật đã bổ sung nguyên tắc cấp phép như: bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong khai thác nước; không gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

Bên cạnh đó, chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định hoạt động khai thác nước dưới đất quy mô hộ gia đình để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thuộc đối tượng phải thực hiện kê khai, nhằm quản lý chặt chẽ việc khai thác nước dưới đất, bảo vệ nước dưới đất và phòng, chống tác hại do việc khai thác nước dưới đất không kiểm soát gây ra và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, trên nguyên tắc phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước và ngược lại bảo đảm an ninh nguồn nước không kìm hãm phát triển kinh tế, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 59 quy định về sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, thể hiện ở 3 mức độ áp dụng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta.

Bổ sung đối tượng kê khai, đăng ký sử dụng tài nguyên nước

Cho ý kiến vào dự thảo luật, các đại biểu Quốc hội đều đánh giá cao cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sau khi cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, để hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Phát triển kinh tế không đánh đổi môi trường, an ninh nguồn nước
Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Bạc Liêu): Cấp phép tài nguyên nước là một trong các biện pháp để quản lý, kiểm soát hoạt động khai thác nước.

Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Bạc Liêu) cho rằng, hồ sơ dự án luật được chuẩn bị đầy đủ nhiều thông tin, tạo điều kiện cho các cho đại biểu nghiên cứu phát biểu góp ý. Nữ đại biểu bày tỏ hoàn toàn thống nhất với quy định về việc kê khai đăng ký, cấp phép tài nguyên nước được quy định tại dự thảo Luật.

Theo đại biểu, công tác cấp phép tài nguyên nước đã được triển khai thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua. Việc cấp phép tài nguyên nước là một trong các biện pháp để quản lý, kiểm soát được hoạt động khai thác nước của tổ chức, cá nhân. Từ đó đánh giá được nhu cầu khai thác, sử dụng nước để có các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước phù hợp.

Có ý kiến cho rằng, việc cấp phép tài nguyên nước và thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cũng góp phần nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên nước. Trong bối cảnh nguồn nước có nguy cơ ngày càng thiếu hụt không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì việc bổ sung đối tượng phải kê khai, đăng ký về tài nguyên nước là phù hợp.

Nhiều ý kiến đánh giá cao dự thảo luật lần này, đã giải quyết cơ bản vấn đề giao thoa, chồng chéo, tách bạch giữa quản lý tổng hợp, thống nhất về tài nguyên nước với quản lý vận hành công trình khai thác, sử dụng nước như công trình thủy lợi, thủy điện cấp nước, đô thị, nông thôn, cấp nước, công nghiệp, dịch vụ giao thông thủy.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) cũng đồng tình với các ý kiến trước đó khi cho rằng, hồ sơ dự án luật đã được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội, hoàn thiện hơn dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp trước, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét lại quy định kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là nguồn nước, được quy định tại khoản 2 Điều 2 dự thảo luật. Bởi theo đại biểu, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá là các công trình vật thể chứa nước, không phải là nguồn nước.

“Cần tránh chồng chéo việc quy định bảo vệ nguồn nước với các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều”, đại biểu Nguyễn Đại Thắng nói.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp này./.

Huy động các nguồn lực ngoài ngân sách bảo vệ tài nguyên nước

Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) cho rằng, hiện nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ tài nguyền nước, bảo vệ lưu vực sông… chưa đáp ứng được nhu cầu.

Để huy động động các nguồn lực cho công tác bảo vệ tài nguyên nước, đại biểu Đoàn Thị Lê An đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước để đảm bảo cho công tác bảo vệ tài nguyên nước.

推荐内容