Phân rõ trách nhiệm khi thẩm định cho vay ra nước ngoài
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đưa ra lấy ý kiến về dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về trình tự,ãinămliêntiếpkhôngnợthuếmớiđượcxétchovayranướcngoàlịch bóng đá c1 hôm nay thủ tục về việc Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận cho tổ chức kinh tế (TCKT) cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài.
Theo NHNN, thời gian qua, quy trình thẩm định, góp ý kiến đối với đề nghị cho vay ra nước ngoài/bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài chưa có sự thống nhất (một số trường hợp Văn phòng Chính phủ có văn bản chuyển NHNN nhưng không giao các bộ, ngành khác có ý kiến nên NHNN không có cơ sở triển khai, phạm vi góp ý của các bộ cũng không thống nhất dẫn đến kéo dài thời gian xử lý hồ sơ).
Chính vì vậy, NHNN cho rằng cần thiết phải xây dựng quy định về trình tự, thủ tục về việc Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận cho TCKT cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với các dự án đầu tư ra nước ngoài. Điều này góp phần hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch cho các đối tượng liên quan thống nhất thực hiện.
Mục tiêu của quy định này là nhằm đảm bảo việc cho vay ra nước ngoài/bảo lãnh cho người không cư trú của TCKT không gây ảnh hưởng đến các định hướng ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, cần tập trung để phát triển kinh tế trong nước; khẳng định nguyên tắc TCKT tự chịu trách nhiệm về rủi ro pháp lý và tài chính trong việc thực hiện việc cho vay này.
Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm pháp lý về tài chính khi doanh nghiệp cho vay ra nước ngoài/bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài mà quản lý vĩ mô về hoạt động này theo định hướng quản lý, phát triển kinh tế từng thời kỳ.
Đồng thời, quy định này sẽ phân định rõ trách nhiệm của các bộ, các cơ quan liên quan trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay ra nước ngoài/bảo lãnh cho người không cư trú của TCKT.
Không dùng vốn vay để cho vay ra nước ngoài
Một trong những nội dung của dự thảo quyết định là quy định rõ điều kiện để TCKT được đề nghị chấp thuận việc cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài, tập trung nhiều vào khả năng tự chủ về tài chính của TCKT.
Theo NHNN, việc lựa chọn giải pháp quy định điều kiện để TCKT được xem xét chấp thuận việc cho vay này xuất phát từ thực trạng còn hạn chế về nguồn ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Thực tế những năm qua cho thấy, Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và vay nước ngoài (gây sức ép lên bền vững nợ), nhiều năm liên tiếp thâm hụt thương mại, mức độ thặng dư thương mại một vài năm gần đây còn khiêm tốn, chưa bền vững, dự trữ ngoại hối mặc dù có xu hướng tăng trong các năm gần đây song vẫn chỉ ở mức tối thiểu so với mức khuyến cáo của IMF (12 tuần nhập khẩu).
Với mục tiêu tập trung tăng trưởng kinh tế trong nước, các nguồn vốn ngoại tệ trong nước cần tập trung phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước trước khi ưu tiên hoạt động cho vay ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, hạn mức vay nước ngoài mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm chỉ vừa đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, do đó, không thể cho phép TCTK vay nước ngoài để cho vay ra nước ngoài, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người không cư trú.
Đối với việc vay trong nước, trường hợp cho phép TCKT sử dụng nguồn vốn vay từ các TCTD trong nước cho các mục đích cho vay ra nước ngoài/bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài, tổ chức tín dụng (TCTD) sẽ gặp khó khăn trong việc thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, dẫn đến tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nợ xấu trong hệ thống TCTD Việt Nam.
Chính vì vậy, một trong những điều kiện để TCKT được xem xét chấp thuận việc cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú không gắn với dự án đầu tư ra nước ngoài tập trung nhiều vào khả năng tự chủ tài chính độc lập của TCKT. Theo đó, TCKT phải hoạt động có lãi 3 năm liên tiếp, không nợ thuế với ngân sách nhà nước và chỉ sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế qua các năm để thực hiện cho vay ra nước ngoài, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người không cư trú. Đồng thời, dự thảo quy định không sử dụng nguồn vốn vay trong và ngoài nước để thực hiện việc cho vay, bảo lãnh này.
NHNN cho rằng, việc quy định điều kiện nói trên cùng với nguyên tắc quản lý minh bạch áp dụng cho cả TCKT và các cơ quan quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cả vi mô và vĩ mô. Theo đó, sẽ nâng cao trách nhiệm của TCKT khi tham gia giao dịch, hạn chế tối đa việc cơ quan nhà nước can thiệp vào hoạt động tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; hạn chế tối đa tác động của giao dịch cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú lên tình hình thu ngân sách nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có khoản phải thu liên quan đến TCKT; không tạo thêm áp lực lên hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia hàng năm và không tạo thêm rủi ro cho hệ thống TCTD trong nước./.
Hoàng Yến