欢迎来到88Point

88Point

【lịch premier league 22/23】Nhạc sĩ Y Phôn K’sor với lời ru của đại ngàn

时间:2025-01-26 06:29:23 出处:Cúp C2阅读(143)

Âm nhạc vùng Tây Nguyên mang đặc trưng rất riêng biệt,n Klịch premier league 22/23 bởi nét văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc anh em nơi đây. Y Phôn K’sor, người con của đồng bào dân tộc Êđê, là nhạc sĩ rất thành công trong việc dùng chất liệu âm nhạc của dân tộc mình vào sáng tác những ca khúc mới, tiêu biểu là 2 ca khúc nổi tiếng “Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời” và “Đôi chân trần”.

Nhạc sĩ Y Phôn K’sor giao lưu, chia sẻ trong chương trình “Dấu ấn tài hoa” của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Nhạc sĩ Y Phôn K’sor sinh ra và lớn lên ở buôn Dlei Yang, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, nơi có dòng sông chảy giữa Tây Nguyên hùng vĩ. Mẹ ông là nghệ nhân đing put và cha ông là tay chiêng có tiếng trong vùng. Năm 7 tuổi, Y Phôn K’sor  đã chơi đàn goong thuần thục; năm 11 tuổi, theo cha biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con khắp vùng. Năm 1983, Y Phôn K’sor học trung cấp thanh nhạc tại Trường Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk, nhưng khi vừa tốt nghiệp thì về quê làm rẫy để phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, niềm đam mê âm nhạc chưa bao giờ tắt trong ông. Mỗi khi rảnh rỗi, ông lại ôm đàn hát và tập sáng tác, rồi sau đó ông được nhận vào công tác tại Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Thời gian này, ông đã cho ra đời 2 ca khúc nổi tiếng “Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời” và “Đôi chân trần”. 2 ca khúc này không những gây bất ngờ trong giới chuyên môn, mà còn nhận được rất nhiều tình cảm của công chúng yêu âm nhạc trên cả nước. Ca khúc không chỉ mang đậm chất núi rừng Tây Nguyên mà còn có tính hiện đại, mới lạ, thu hút ngay từ câu hát mở đầu. Đây là 2 ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của nghệ sĩ nhân dân Y Moan và ca sĩ Y Jack Arul. Từ những thành công này, ông được cử đi học đại học chuyên ngành Sáng tác vào năm 2004 tại Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội.

Thập niên 90, ca khúc “Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời” từng được rất nhiều thí sinh chọn dự thi tiếng hát truyền hình từ địa phương, khu vực đến Trung ương, vì bài hát được xem là có cá tính và tính kỹ thuật để ca sĩ có thể khoe giọng trên sân khấu lớn. Nhạc sĩ Y Phôn K’sor chia sẻ, cảm xúc để viết ca khúc này một phần chính nhờ câu chuyện từ người mẹ yêu quý của mình. Trong thời gian công tác tại đoàn ca múa nhạc, ông nhận được tin mẹ bị bệnh nên liền thu xếp công việc đạp xe từ thành phố Buôn Ma Thuột về thăm. Nhưng khi về đến gần nhà, ông thấy mẹ mình đang làm rẫy. Bà đã qua cơn bệnh, thương mẹ cộng với cảm xúc tuôn trào... trong tâm trí ông vang lên câu “Hát giữa mọi người không ngại ngần, bài hát nữ thần mặt trời của tôi... mặt trời của tôi”. Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Cường góp ý và thêm vào câu cuối “tôi đi tìm em” cho bài hát trọn vẹn hơn. Và nữ thần mặt trời của nhạc sĩ Y Phôn K’sor chính là hình ảnh người mẹ tần tảo của ông.

Còn bài hát “Đôi chân trần” là nguồn cảm xúc từ hình ảnh người cha của nhạc sĩ Y Phôn K’sor. Những năm 1990, cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên còn nhiều khó khăn. Hằng ngày, Y Phôn K’sor thấy cha mình đầu trần, chân đất, vai đeo gùi vào rừng tìm củ, kiếm rau hay xuống suối bắt cá về nuôi gia đình. Từ hình ảnh này đã gieo vào lòng ông những cảm xúc về người cha rất cháy bỏng. Y Phôn K’sor ôm guitar hát theo mạch cảm xúc: “Tôi muốn quên đi đôi chân trần, cha đi lượm quả ngọt rừng cho con đỡ đói qua đêm...”. Hoàn thành bài hát, anh gặp nghệ sĩ nhân dân Y Moan và hát cho Y Moan nghe. Y Moan cảm động rưng rưng nước mắt nói: Bài này đúng là hình ảnh của Tây Nguyên mình, để anh thu âm nhé...

Với những đóng góp cho sự nghiệp âm nhạc, nhạc sĩ Y Phôn K’sor đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đặc biệt, ông được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú vào năm 2018.

Là người con của dân tộc Êđê, nhạc sĩ Y Phôn K’sor hiểu rất rõ âm nhạc và văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cứ mỗi lần đặt bút viết nên những giai điệu cho một ca khúc mới, thì tình yêu ấy lại trỗi dậy. Ông kể: Mặc dù công tác ở thành phố Buôn Mê Thuột sôi động nhưng mỗi tuần tôi tranh thủ đi xe máy cả trăm cây số về buôn Dlei Yang thăm gia đình. Tại đây, tôi rất hạnh phúc khi được hát cho đồng bào trong buôn nghe.

Nhạc sĩ Y Phôn K’sor cũng rất có duyên với Bình Phước, ông cùng với đoàn văn nghệ sĩ Đắk Lắk có những chuyến giao lưu văn nghệ và đi thực tế sáng tác cùng văn nghệ sĩ Bình Phước. Năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Binh đoàn 16, nhạc sĩ Y Phôn K’sor được mời tham gia viết bài, với ca khúc “Những đứa con đất mẹ hiền”.  

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: