Quy trình vẫn nhiều bước
Nhằm giải quyết một số vướng mắc trong quá trình triển khai và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ,ếnnghịgiảmđầumốikiểmsoátchitạikhobạccấphuyệdortmund – wolfsburg chứng từ, nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi (KSC), Tổng giám đốc KBNN đã ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng.
Đồng thời, KBNN cũng ban hành hướng dẫn bổ sung quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối KSC tại KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện có tổ chức phòng.
Đặc điểm xuyên suốt của quy trình KSC thống nhất một đầu mối tại KBNN cấp huyện là: Chuyên viên KSC kiêm kế toán viên (giao dịch viên) trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ và tham gia vào quy trình KSC, hạch toán kế toán. Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ và kiểm soát hạch toán kế toán theo quy định. Vì thế, quy trình KSC đã giảm được từ 5 bước xuống 3 bước.
Theo các giao dịch viên, việc rút ngắn các bước kiểm soát này đã giúp công tác KSC chặt chẽ hơn, giảm thiểu được sai sót; giảm áp lực công việc lên lãnh đạo đơn vị; giảm thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ; giải quyết được vướng mắc trong việc lưu trữ hồ sơ (do không phải bàn giao chứng từ giữa chuyên viên KSC và kế toán viên như trước đây).
Quy trình KSC này rất phù hợp với các KBNN huyện không có tổ chức phòng (sau khi sắp xếp và tinh gọn lại, một số đơn vị KBNN cấp huyện không còn 2 bộ phận là KSC và kế toán nhà nước (KTNN) nữa). Tuy nhiên, tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện có tổ chức phòng, quy trình KSC này vẫn còn một số bất cập.
Đơn cử như việc phân định chức năng, nhiệm vụ giữa phòng/bộ phận KSC và phòng/bộ phận KTNN chưa thực sự rõ ràng do quy trình nghiệp vụ bị phân khúc, chồng lấn.
Hay như quy trình kiểm soát còn nhiều khâu, bước, thời gian xử lý hồ sơ, chứng từ trong nội bộ đơn vị kho bạc bị kéo dài. Việc lưu trữ chứng từ còn vướng mắc, dễ xảy ra nguy cơ thất lạc chứng từ, nhất là với những chứng từ chi thường xuyên, số tiền không lớn nhưng số món chi lại nhiều.
Ngoài ra, trong quá trình KSC tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện có tổ chức phòng chưa có sự phân cấp, ủy quyền, do đó, toàn bộ các hồ sơ, chứng từ đều phải trình lên lãnh đạo đơn vị KBNN để thực hiện kiểm soát và ký nên đã gây áp lực rất lớn cho lãnh đạo đơn vị KBNN.
Cần có sự thống nhất trong quy trình KSC
Từ thực tế này, nhiều đơn vị KBNN địa phương đã đưa ra kiến nghị sửa đổi quy trình KSC thống nhất theo một đầu mối tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện có tổ chức phòng theo nguyên tắc tương tự như quy trình tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng.
Theo các giao dịch viên, việc thống nhất trong quy trình KSC sẽ đảm bảo an toàn cho quá trình kiểm soát của KBNN cấp huyện do hồ sơ chỉ cần được kiểm soát qua 3 bước nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn: giao dịch viên - kế toán trưởng - giám đốc. Đồng thời, tư tưởng của công chức kho bạc huyện được thông suốt, thoải mái hơn trong thực thi nhiệm vụ vì chỉ còn chức danh giao dịch viên, không có sự phân biệt giữa công chức KSC và kế toán.
Đặc biệt, việc thống nhất quy trình này còn phát huy được nguồn nhân lực đã được đào tạo chuyên sâu, kinh nghiệm của đội ngũ kế toán trưởng và ủy quyền kế toán trưởng hoặc tổ trưởng tổ tổng hợp hành chính trước đây; tạo sự chủ động trong việc KSC, hạch toán kế toán của các giao dịch viên./.
An Nhi