Mặc dù những người ăn mì tôm không phải không biết là chúng không tốt,ũngmuốnănmìtômvìthuậntiệnnhưngnócómốinguyhạirấtđángsợket.qua.bong.da.ngoai.hang.anh nhưng thường có xu hướng tin rằng chúng còn tốt hơn một số đồ ăn nhanh khác như hamburger, khoai tây chiên…
Mì tôm có những ảnh hưởng tiêu cực, có thể gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể. (Ảnh: Internet).
Những nghiên cứu của Tiến sĩ Braden Kuo, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), đã chỉ ra rằng, mì tôm có những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Sau đây là những mối nguy hại đáng sợ của mì tôm:
Mì tôm không dễ tiêu hóa
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, mì tôm vẫn còn nguyên vẹn trong dạ dày sau 2 giờ. Đây là thời gian nhiều hơn so với các loại mì tự làm khác. Phát hiện này tạo ra lo ngại về ảnh hưởng của mì tôm đến hệ tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa có thể gặp tình trạng quá tải bởi nó phải làm việc hàng giờ để tiêu hóa những sợi mì tôm. (Ảnh: Steptohealth).
Đối với những người mới bắt đầu ăn mì tôm, hệ thống tiêu hóa có thể gặp tình trạng quá tải bởi nó phải làm việc hàng giờ để tiêu hóa các sợi mì này.
Khi một thực phẩm tồn đọng trong đường tiêu hóa trong một thời gian dài thì cơ thể thường cũng sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng mì tôm lại không mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng.
Trong mì tôm có một danh sách dài các chất phụ gia, trong đó bao gồm chất bảo quản độc hại tertiary butylhydroquinone (TBHQ).
Trong khoảng thời gian cần để tiêu hóa mì tôm, nhiều khả năng chất phụ gia này nằm ở dạ dày với mì, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.
Chỉ 5 gram chất bảo quản TBHQ cũng có thể gây tử vong
Đối với những người không biết chất bảo quản tertiary butylhydroquinone (TBHQ) là gì, hãy để chúng tôi giải thích hộ. TBHQ là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, chúng thường xuất hiện như một chất chống oxy hoá.
Trong mì tôm có một danh sách dài các chất phụ gia, trong đó bao gồm chất bảo quản độc hại tertiary butylhydroquinone (TBHQ). (Ảnh: Steptohealth).
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hiểu rằng, mặc dù hóa chất tổng hợp có thể có tính chất chống oxy hoá nhưng nó không giống như các chất chống oxy hoá tự nhiên tốt cho cơ thể bạn. Những loại chất chống oxy hoá tổng hợp này tránh oxy hoá chất béo và dầu, làm kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm chế biến.
TBHQ được dùng trong nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và đóng hộp. Không chỉ vậy, nó còn xuất hiện trong vec ni, sơn mài, thuốc trừ sâu, đồ trang điểm và nước hoa nhằm giảm tốc độ bốc hơi và làm cho nó ổn định hơn.
Mặc dù các chuyên gia về các chất phụ gia thực phẩm đã xác định rằng, con người có thể tiêu thụ liều thấp của TBHQ nhưng họ cũng cho biết, chỉ 5 gram phụ gia này có thể gây tử vong.
Trên thực tế, tiếp xúc với một gram TBHQ có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa, ù tai, mê sảng, cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi.
Ăn mì tôm liên quan đến việc mắc hội chứng chuyển hóa
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên một Tạp chí Dinh dưỡng đã chỉ rằng, những phụ nữ tiêu thụ nhiều mì tôm có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn so với những người ăn ít hơn, dù họ có duy trì thói quen ăn uống hoặc tập thể dục thường xuyên.
Ăn mì tôm nhiều có thể dẫn đến bệnh béo phì, tăng huyết áp… (Ảnh: Steptohealth).
Cũng theo nghiên cứu này, những phụ nữ ăn mì tôm 2 lần/một tuần có khả năng bị hội chứng chuyển hóa cao hơn 68%, dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác như béo phì, tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao và nồng độ HDL thấp.
Ngoài ra, những người ăn nhiều mì ăn liền có rất ít các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, phốt pho, sắt, kali, vitamin A, và vitamin C, so với những người không ăn nó. Ngoài ra, mì tôm lại chứa nhiều chất béo xấu, calo và natri không tốt cho cơ thể.
Nếu bạn muốn có sức khỏe tốt, điều tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Mặc dù ăn mì tôm ngay bây giờ không phải là đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, ăn nó rất nhiều mới có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong tương lai nhưng tốt nhất là bạn chọn thực phẩm tươi, tự nhiên và lành mạnh để có sức khỏe tốt.
Mộc Trà(Theo Steptohealth)
3 cách uống nước với gừng giúp đẩy lùi bệnh cao huyết áp