Lạm dụng quyền tự do ngôn luận
Trước hết,ôngthểlạmdụngtựdongônluậnđểviphạmphápluậbxh h2 phap phải thừa nhận rằng khi các đối tượng này bị bắt, không gian mạng đã bớt tiếng đôi co, mạt sát nhau với những từ ngữ chợ búa. Những buổi livestream thu hút hàng trăm ngàn like với đủ bình luận kích động, bốc phốt, thóa mạ lẫn nhau; cùng với đội ngũ YouTuber vây quanh, kéo nhau tung hô, cổ vũ khiến họ ảo tưởng về sức ảnh hưởng của bản thân, thỏa sức nhục mạ người khác đến manh động hẹn nhau quyết chiến.
Không chỉ riêng cuộc khẩu chiến của bà Nguyễn Phương Hằng (Công ty Cổ phần Đại Nam, tỉnh Bình Dương) với các đối tượng khác, thời gian qua, tình trạng các hội, nhóm tiêu cực xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng, gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội nói chung. Thông qua các hội, nhóm này, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Quy định về quyền tự do ngôn luận
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó, có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10).
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Khung pháp lý của nước ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Nhận thức rõ tầm quan trọng, lợi ích cũng như những hiểm họa từ mặt trái của Internet và mạng xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển Internet và mạng xã hội; đồng thời, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống lợi dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Giới hạn nào về quyền tự do ngôn luận
Khi nói đến tự do, trong đó, có tự do ngôn luận, có giới hạn không? Có tự do không giới hạn và có tự do tuyệt đối không? Cần nhận thức thật đúng và thể hiện thật rõ. Đó là không có tự do ngôn luận vô hạn cũng không có dân chủ không giới hạn, mà phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên Internet, nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, bảo đảm quyền tự do cá nhân, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Những động thái này nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận đúng nghĩa của người dân và tạo cơ sở để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, văn minh. Rõ ràng, trong bất cứ chế độ chính trị nào cũng không thể có tự do ngôn luận tuyệt đối, các quốc gia đều có quy định xử lý hành vi lợi dụng tự do ngôn luận; đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và pháp luật./.
Trung Dũng