Xã Thanh An (Hớn Quản) có hơn 2.700 hộ dân,o vkèo nhà cái 5.nét phân bố ở 14 thôn, trong đó 6 thôn đông đồng bào DTTS sinh sống (24% dân số xã). Trước đây, Thanh An là xã đặc biệt khó khăn của huyện, với 85% dân số thuần nông. Do vậy, xã đã xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp giảm nghèo như: ưu tiên hộ nghèo có đất vay vốn thoát nghèo bền vững. Đối với những hộ không có đất sản xuất, không có việc làm ổn định, xã chủ động mở lớp dạy nghề cạo mủ cao su rồi liên hệ các nông trường đóng trên địa bàn để tìm việc làm; các hội, đoàn thể gây quỹ tạo nguồn vốn cho hộ nghèo vay sản xuất. Gia đình chị Thị Mai ở ấp Bù Dinh là hộ nghèo, nhà cửa tạm bợ, kinh tế phụ thuộc vườn tiêu chưa đầy 100 nọc. Đầu năm 2017, gia đình chị được hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết từ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh. Ngân hàng chính sách xã hội cũng cho vay ưu đãi 30 triệu đồng để phát triển sản xuất. Có vốn, chị Mai đã xây dựng chuồng trại, mua 1 bò giống, 2 cặp dê giống về nuôi kết hợp đầu tư chăm sóc vườn tiêu. Chị Mai chia sẻ: “Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây nhà và vay vốn, nay bò đẻ rồi, tôi sẽ chăm sóc tốt dê, bò để nhân đàn!”. Lãnh đạo thị xã Đồng Xoài bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, ấp Suối Cam, xã Tiến Thành (nay là phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài) vào tháng 8-2018 Bên cạnh đó, các hội, đoàn thể, các thôn đều thực hiện tốt giải pháp hỗ trợ thoát nghèo. Vì vậy, từ một xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo trên 10%, nay giảm còn 190 hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều), chiếm 7% số hộ dân trong xã. Tại xã Quang Minh (Chơn Thành), hàng chục hộ nghèo người DTTS được hỗ trợ bò sinh sản từ nguồn vốn kết dư kinh phí trợ cước, trợ giá. Hội Nông dân xã thường xuyên phối hợp mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp kiến thức trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Chính quyền xã tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn chính sách, ưu đãi để phát triển kinh tế. Đầu năm 2017, Quang Minh có 125 hộ nghèo, nay giảm còn 95 hộ. Để công tác chăm lo đời sống đồng bào các DTTS đạt hiệu quả cao, tỉnh đã đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế - xã hội. Lồng ghép các mô hình xóa đói giảm nghèo vào chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn thường xuyên xây dựng, phát hiện và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến; tăng cường các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo. Có cơ chế khuyến khích người dân chủ động vươn lên thoát nghèo. Việc hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thôn, ấp luôn được cấp ủy và chính quyền các cấp chú trọng. Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” đã hỗ trợ xây dựng và bàn giao hàng ngàn căn nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, giúp người dân yên tâm sản xuất. Ông Nguyễn Quang Toản, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh cho biết: “Theo quy định, tất cả hộ nghèo, cận nghèo và hộ DTTS sống trong vùng kháng chiến cũ của Bình Phước thuộc diện được hỗ trợ. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng khá đông nên chúng tôi đã bàn bạc, thống nhất chọn những đối tượng trên 35 tuổi để thực hiện trước. Đối với đồng bào DTTS được hỗ trợ 60 triệu đồng, các đối tượng khác 50 triệu đồng để xây nhà”. Với quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền cùng việc đưa ra những chính sách, giải pháp hợp lý và kịp thời, Bình Phước đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo. Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã giảm được hơn 3.800 hộ nghèo; số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 10% giảm từ 25 xã (cuối năm 2016), nay còn 9 xã. Hải Đường |