VN-Index đóng cửa tăng 4,àncùngđilêvillarreal – barcelona05 điểm (tương đương 0,83%), đứng ở mức 494,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 78,5 triệu đơn vị, đạt giá trị xấp xỉ 1.200 tỷ đồng.
Hàng loạt các mã vốn hóa lớn tăng giá mạnh mẽ trong phiên đã tạo lực đỡ kéo thị trường đi lên. Cụ thể, tại thời điểm đóng cửa, BHV (Tập đoàn Bảo Việt) tăng 1.500 đồng, VNM (Công ty CP Sữa Việt Nam) tăng 3.000 đồng, MSN (Công ty CP Tập đoàn Masan) tăng 2.000 đồng…
Dù không đạt được mức giao dịch sôi động như phiên trước đó, nhưng nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn trụ vững đà tăng giá, trong đó có nhiều mã tăng trần như DRH (Công ty CP Đầu tư Căn nhà mơ ước), HAR (Công ty CP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền), KBC (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc), MCG (Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam), PPI (Công ty CP Phát triển hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương)… Cùng với đó, một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành khoáng sản, dầu khí, xuất nhập khẩu cũng đóng cửa trong sắc xanh.
Trong phiên, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên 130 tỷ đồng, giao dịch không có biến động gì mới, vẫn tập trung vào các mã quen thuộc trong rổ VN30 (nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn TP.HCM).
Tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng lấy lại đà tăng điểm, cuối phiên tăng 0,75 điểm (tương đương 1,13%), đưa chỉ số lên mức 67 điểm. Toàn sàn có 81 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, đạt tổng giá trị hơn 700 tỷ đồng.
Đà tăng giá chiếm ưu thế trên bảng điện tử. Thống kê toàn sàn có 160 mã tăng giá, 79 mã giảm giá và 69 mã đứng giá.
Cuối phiên, SHB (Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội) đạt khối lượng giao dịch lớn nhất với 15,4 triệu đơn vị được giao dịch. Kế đến là PVX (Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam) với 8,5 triệu đơn vị, SCR (Công ty Sacomreal) giao dịch 7,9 triệu đơn vị, KLS (Công ty Chứng khoán Kim Long) giao dịch 6 triệu đơn vị. Các mã còn lại đều giao dịch dưới 4 triệu đơn vị.
Nguyễn Hiền